Học quản trị nhà hàng, khách sạn: 90% có việc làm ngay

0
1480

Học quản trị nhà hàng, khách sạn: 90% có việc làm ngay

Trao đổi với các chuyên gia, nhiều học sinh bày tỏ nguyện vọng được học các ngành quản trị nhà hàng, khách sạn nhưng còn băn khoăn về cơ hội việc làm cũng như thu nhập.

Theo thống kê của Trường ĐH Hoa Sen, tỷ lệ tân khoa có việc làm ngay (trước khi nhận bằng tốt nghiệp) đợt 2 năm 2016 của trường tăng gần 76%. Trong đó nhiều ngành có tỷ lệ đạt trên 85% như quản trị nhà hàng, dịch vụ ăn uống. Riêng ngành quản trị khách sạn, nhà hàng và dịch vụ du lịch lữ hành, 90% có việc làm ngay khi ra trường. Riêng thu nhập, có đến 50% tân khoa bậc ĐH có thu nhập từ 6-10 triệu đồng/ tháng; 62,5% tân khoa các chương trình hợp tác quốc tế có mức thu nhập từ 8 triệu đồng trở lên trong đợt tốt nghiệp tháng 6 năm 2016 (trong đó có hơn 37% có mức thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng).

Em Lưu Quý Nhi (lớp 12A12) hỏi: “Điều kiện tuyển sinh của ngành quản trị khách sạn thế nào? Thời gian học và mức học phí của ngành này bao nhiêu?”. Bà Phạm Thị Liên Thảo (Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác đào tạo, Trường CĐ Nghề Du lịch Sài Gòn) thông tin: Ngành quản trị khách sạn có đào tạo bậc CĐ (3 năm) và TC (2 năm). Điều kiện tuyển sinh như sau: Xét học bạ THPT và kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2017 hoặc hoàn tất chương trình lớp 12 (bậc TC). Sinh viên có 70% thời lượng học thực hành tại các nhà hàng, khách sạn lớn. Trường bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển từ ngày 1-1-2017 và có 12 đợt khai giảng trong năm vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11. Học phí bậc TC của ngành này là 16,3 triệu đồng/2 năm (có thể đóng học phí 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 6 tháng) và 35,6 triệu đồng/3 năm (chia làm 5 đợt đóng).

Ngoại ngữ yếu vẫn học được chương trình liên kết quốc tế

Tại chương trình, nhiều học sinh bày tỏ muốn tham gia các chương trình liên kết quốc tế tại các trường ĐH trên thế giới nhưng vốn ngoại ngữ hạn chế là một trở ngại lớn. Tuy nhiên, đại diện Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM cho biết, năm 2017 trường áp dụng lộ trình chuẩn quốc tế cho nhiều ngành, theo đó có 50% thời lượng học tiếng Anh. Nhà trường sẽ tổ chức đào tạo tiếng Anh cho sinh viên. Ngoài ra còn có học kỳ doanh nghiệp, học kỳ giao lưu quốc tế. Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, sinh viên được trang bị vốn ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của doanh nghiệp.

Học quản trị nhà hàng, khách sạn: 90% có việc làm ngay

Trao đổi với các chuyên gia, nhiều học sinh bày tỏ nguyện vọng được học các ngành quản trị nhà hàng, khách sạn nhưng còn băn khoăn về cơ hội việc làm cũng như thu nhập.

Theo thống kê của Trường ĐH Hoa Sen, tỷ lệ tân khoa có việc làm ngay (trước khi nhận bằng tốt nghiệp) đợt 2 năm 2016 của trường tăng gần 76%. Trong đó nhiều ngành có tỷ lệ đạt trên 85% như quản trị nhà hàng, dịch vụ ăn uống. Riêng ngành quản trị khách sạn, nhà hàng và dịch vụ du lịch lữ hành, 90% có việc làm ngay khi ra trường. Riêng thu nhập, có đến 50% tân khoa bậc ĐH có thu nhập từ 6-10 triệu đồng/ tháng; 62,5% tân khoa các chương trình hợp tác quốc tế có mức thu nhập từ 8 triệu đồng trở lên trong đợt tốt nghiệp tháng 6 năm 2016 (trong đó có hơn 37% có mức thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng).

Em Lưu Quý Nhi (lớp 12A12) hỏi: “Điều kiện tuyển sinh của ngành quản trị khách sạn thế nào? Thời gian học và mức học phí của ngành này bao nhiêu?”. Bà Phạm Thị Liên Thảo (Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác đào tạo, Trường CĐ Nghề Du lịch Sài Gòn) thông tin: Ngành quản trị khách sạn có đào tạo bậc CĐ (3 năm) và TC (2 năm). Điều kiện tuyển sinh như sau: Xét học bạ THPT và kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2017 hoặc hoàn tất chương trình lớp 12 (bậc TC). Sinh viên có 70% thời lượng học thực hành tại các nhà hàng, khách sạn lớn. Trường bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển từ ngày 1-1-2017 và có 12 đợt khai giảng trong năm vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11. Học phí bậc TC của ngành này là 16,3 triệu đồng/2 năm (có thể đóng học phí 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 6 tháng) và 35,6 triệu đồng/3 năm (chia làm 5 đợt đóng).

Ngoại ngữ yếu vẫn học được chương trình liên kết quốc tế

Tại chương trình, nhiều học sinh bày tỏ muốn tham gia các chương trình liên kết quốc tế tại các trường ĐH trên thế giới nhưng vốn ngoại ngữ hạn chế là một trở ngại lớn. Tuy nhiên, đại diện Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM cho biết, năm 2017 trường áp dụng lộ trình chuẩn quốc tế cho nhiều ngành, theo đó có 50% thời lượng học tiếng Anh. Nhà trường sẽ tổ chức đào tạo tiếng Anh cho sinh viên. Ngoài ra còn có học kỳ doanh nghiệp, học kỳ giao lưu quốc tế. Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, sinh viên được trang bị vốn ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của doanh nghiệp.

Với câu hỏi “Ngành ngôn ngữ Anh đào tạo kiến thức chuyên sâu như thế nào?” của nhóm học sinh lớp 12A6, đại diện Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cho hay: Ngoài kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ – văn hóa Anh, trang bị vốn tiếng Anh vững vàng, sinh viên còn được bổ trợ kiến thức về kinh tế, tài chính ngân hàng, quan hệ quốc tế… Tốt nghiệp ngành này, sinh viên có thể làm biên, phiên dịch viên nhà xuất bản, cơ quan ngoại giao, chuyên viên truyền thông, giảng dạy tiếng Anh.

Theo GDO