Bí quyết đăng ký xét tuyển

0
912
Các thí sinh, phå huynh trao Õi trñc ti¿p vÛi ban t° v¥n t¡i Ngày hÙi t° v¥n tuyÃn sinh-h°Ûng nghiÇp 2017 diÅn ra ß Hà NÙi vào ngày 26-2. ¢nh: Nam Tr§n.
Nhiều câu hỏi thú vị của thí sinh về kỳ thi THPT quốc gia, xét tuyển ĐH, CĐ đã được đặt ra với ban tư vấn trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2017, diễn ra tại Hà Nội ngày 26-2.

Các thí sinh, phụ huynh trao đổi trực tiếp với ban tư vấn tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2017 diễn ra ở Hà Nội ngày 26-2 – Ảnh: NAM TRẦN

Tuổi Trẻ ghi lại một số nội dung hỏi – đáp tại ngày hội nói trên.

* Em định dự thi cả hai bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội để có thêm cơ hội xét tuyển vào ĐH. Nhưng em lo có những môn thành phần em học không được tốt, mà rơi vào điểm liệt thì liệu em có được xét tốt nghiệp không?

PGS.TS Trần Văn Nghĩa (phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT): Theo quy chế thi THPT quốc gia năm 2017, thí sinh có thể làm cả hai bài thi tổ hợp. Kết quả bài thi nào cao hơn sẽ sử dụng bài thi đó để tính điểm xét tốt nghiệp THPT.

Như vậy trong trường hợp bị điểm liệt ở một trong hai bài thi tổ hợp, thí sinh có thể sử dụng bài thi không bị điểm liệt để xét tốt nghiệp THPT.

Tuy nhiên, đề thi năm nay được xây dựng theo hướng từ dễ đến khó, trong đó có một tỉ lệ các câu hỏi rất cơ bản. Vì thế việc rơi vào điểm liệt sẽ không dễ xảy ra như thí sinh lo ngại.

* Khi đăng ký xét tuyển nên xếp ưu tiên các nguyện vọng như thế nào để có lợi nhất, ít rủi ro nhất?

PGS.TS Trần Văn Nghĩa: Tuy có nhiều đợt xét tuyển, nhưng các trường sẽ gần như tuyển sinh xong trong đợt xét tuyển đầu tiên. Vì thế, thí sinh cần cố gắng để có thể trúng tuyển ngay trong đợt đầu tiên này.

Trước hết, thí sinh nên tham khảo điểm chuẩn của các trường những năm trước và chia nguyện vọng xét tuyển thành ba nhóm.

Nhóm thứ nhất có thể trên tầm khả năng của mình một chút, nếu trượt cũng không tiếc.

Nhóm thứ hai vừa khả năng của bản thân (khả năng học tập, mức điểm thi của bản thân so với điều kiện xét tuyển).

Nhóm thứ ba thấp hơn khả năng của bản thân mình để phòng trường hợp trượt hai nhóm trên.

Thực hiện theo nguyên tắc “ba nhóm” này, thí sinh rất khó trượt đại học. Tuy nhiên, thí sinh nên đưa ngành, trường mà mình yêu thích nhất lên trên, vì việc xét tuyển thực hiện theo nguyện vọng ưu tiên và chỉ trúng tuyển nguyện vọng duy nhất.

Cụ thể, nếu thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 thì sẽ không còn quyền xét tuyển các nguyện vọng tiếp theo.

* Em có nên tận dụng tối đa việc đăng ký nguyện vọng để xét tuyển ĐH năm nay không?

TS Vũ Viết Bình (Trung tâm khảo thí ĐHQG Hà Nội): Theo quy chế xét tuyển ĐH năm nay, thí sinh được đăng ký nguyện vọng từ 1 đến n, tức là không giới hạn nguyện vọng.

Nhưng thí sinh không nên cố gắng tận dụng cơ hội này bằng cách đăng ký thật nhiều nguyện vọng, mà ngay từ đầu nên nghiên cứu kỹ các thông tin cần thiết về các nhóm ngành nghề, điều kiện học tập, công việc trong tương lai để lựa chọn các nguyện vọng gần với sở thích, năng lực của mình, ưu tiên số một cho ngành mà mình có đam mê, yêu thích.

Tuổi trẻ