Đáp án đề thi tiếng Anh tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020

0
520

Sau khi hoàn thành bài thi chiều ngày 10/8, các sĩ tử có thể xem đáp án đề thi tiếng Anh tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 như sau.

Kết thúc bài thi môn tiếng Anh, các sĩ tử lớp 12 sẽ chính thức hoàn thành xong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 của mình. Đây cũng là một trong 3 môn bắt buộc bên cạnh 2 môn tổ hợp tự chọn mà sĩ tử nào cũng sẽ phải vượt qua.

Dưới đây là đáp án gợi ý môn tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 (24 mã đề):

Đáp án đề thi tiếng Anh tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 - Ảnh 1.
Đáp án đề thi tiếng Anh tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 - Ảnh 2.
Đáp án đề thi tiếng Anh tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 - Ảnh 3.
Đáp án đề thi tiếng Anh tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 - Ảnh 4.
Đáp án đề thi tiếng Anh tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 - Ảnh 5.
Đáp án đề thi tiếng Anh tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 - Ảnh 6.
Đáp án đề thi tiếng Anh tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 - Ảnh 7.
Đáp án đề thi tiếng Anh tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 - Ảnh 8.
Đáp án đề thi tiếng Anh tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 - Ảnh 9.
Đáp án đề thi tiếng Anh tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 - Ảnh 10.
Đáp án đề thi tiếng Anh tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 - Ảnh 11.
Đáp án đề thi tiếng Anh tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 - Ảnh 12.

Nhận xét đề tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 do cô Hoàng Xuân – Tuyensinh247.com thực hiện:

I. Nhận xét chung:

Đề Tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh (ngày 10/8/2020) có số lượng câu hỏi là 50 câu trắc nghiệm. Đề đã phản ánh được tinh thần mà Bộ Giáo dục – Đào tạo đã nêu trước đó, là tập trung kiểm tra kiến thức trong chương trình trung học phổ thông, trong đó chủ yếu là kiến thức của lớp 12; vì vậy đề thi đã có nhiều câu hỏi ở mức độ căn bản tương tự như đề tham khảo lần 2 (ngày 7/5/2020). Điều này không có nghĩa là học sinh sẽ dễ dàng đạt được điểm cao, vì đề thi vẫn có những câu phân loại, tập trung chủ yếu ở phần đọc hiểu, đọc điền từ và 1 số câu hỏi từ vựng.

II. Phân tích cấu trúc đề thi chính thức 2020 và so sánh với đề tham khảo lần 2 năm 2020

Nói chung đề thi chính thức có 70% câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu và 30% câu hỏi ở mức độ vận dụng, vận dụng cao. Học sinh trung bình khá có thể dễ dàng đạt 6-7 điểm.

Các kiến thức được kiểm tra trong đề thi chính thức gần giống với các kiến thức trong đề tham khảo lần 2 mà Bộ GD-ĐT công bố vào ngày 7/5/2020, bao gồm các chủ điểm như sau:

Phát âm đuôi –s (1 câu)

Nguyên âm đôi/đơn (1 câu)

Trọng âm của từ 2 âm tiết và 3 âm tiết

Câu hỏi đuôi (1 câu)

Danh động từ (1 câu)

Câu điều kiện loại 2 (1 câu)

Thì động từ (1 câu)

Phân biệt liên từ và giới từ có cùng nghĩa (1 câu)

Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian (sự hoà hợp về thì) (1 câu)

Mệnh đề quan hệ rút gọn (1 câu)

Từ loại (1 câu)

Cụm động từ (1 câu)

Sự kết hợp từ (1 câu – kiến thức lớp 11)

Sự lựa chọn từ đúng – từ vựng (5 câu)

Cụm từ cố định/thành ngữ (2 câu – câu trong bài tìm từ trái nghĩa và 1 câu trong bài hoàn thành câu)

Từ đồng nghĩa/ trái nghĩa (2 câu)

Đại từ quan hệ (1 câu – nằm trong bài đọc điền từ )

Lượng từ (1 câu – nằm trong bài đọc điền từ)

Trạng từ liên kết (1 câu – nằm trong bài đọc điền từ)

Sự hoà hợp của chủ ngữ và động từ (1 câu)

Cấu trúc đồng dạng (1 câu)

So sánh hơn kém/so sánh bằng (1 câu)

Câu tường thuật (1 câu)

Động từ khuyết thiếu (1 câu)

Câu điều kiện và các từ thay thế cho IF (1 câu)

Đảo ngữ (1 câu)

Điểm khác biệt so với đề tham khảo lần 2 Bộ GD-ĐT công bố ngày 7/5/2020 là độ khó của các câu hỏi từ vựng tăng lên, kể cả các câu hỏi từ vựng trong bài hoàn thành câu và trong bài đọc điền từ. Vì vậy, học sinh cần chú ý ôn tập từ vựng nâng cao nếu muốn đạt điểm tốt. Sự khác biệt lớn nhất nằm ở dạng bài tìm lỗi sai. Đề minh hoạ kiểm tra 3 dạng kiến thức là sự hoà hợp chủ vị, cấu trúc đồng dạng và câu hỏi về phân biệt hiện tại phân từ và quá khứ phân từ, thì trong đề chính thức, câu hỏi phân biệt hiện tại phân từ và quá khứ phân từ đã được thay thế bằng câu hỏi về từ vựng (sự lựa chọn từ) giống như các năm trước.

Riêng câu hỏi từ vựng trong bài đọc hiểu thì vẫn khó như trước, vì nó đòi hỏi học sinh phải rèn luyện kỹ năng suy đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh – đây cũng là một trong những kỹ năng của đọc hiểu.