Điều chỉnh nguyện vọng thi ĐH – sai một li, đi một dặm

0
859

Điều chỉnh nguyện vọng thi ĐH vốn được coi là “con dao hai lưỡi”: một mặt có thể giúp thí sinh trúng tuyển vào ngành học mong muốn; mặt khác, nếu không cẩn thận trượt và đỗ chỉ cách nhau gang tấc.

Theo thông báo từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 22 đến 31/7, các thí sinh đăng ký xét tuyển đại học sẽ được điều chỉnh nguyện vọng một lần duy nhất, theo một trong hai hình thức: trực tuyến trên Cổng thông tin thí sinh hoặc trực tiếp tại trường THPT và các Sở Giáo dục & Đào tạo.

Làm thế nào để có sự điều chỉnh hợp lý nhất, cơ hội trúng tuyển cao nhất là câu hỏi của rất nhiều thí sinh, phụ huynh thời điểm này.

Chọn ngành trước khi chọn trường

Rất nhiều thí sinh đăng ký nguyện vọng dựa trên danh tiếng của các trường ĐH chứ không phải theo sở thích bản thân. Điều đó lý giải tại sao “nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa” vẫn luôn là câu châm ngôn nằm lòng của nhiều sinh viên trong mỗi mùa thi.

Tuy nhiên, một thực tế cần nhìn nhận là không phải ai cũng đủ khả năng và đam mê để theo học những ngôi trường này. Hơn nữa, những ngôi trường danh tiếng dù có quy mô lớn đến đâu vẫn sẽ không đáp ứng đủ tất cả các ngành nghề mà xã hội cần. Do đó, hãy chọn ngành trước khi chọn trường, tìm hiểu kỹ đam mê của mình là gì để chọn hướng đi phù hợp. Được học thứ mình yêu thích sẽ tốt hơn rất nhiều lần học ở một ngôi trường nghe có vẻ “oai” nhưng mỗi ngày đi học với chúng ta là một sự chán chường và mệt mỏi.

Điều chỉnh nguyện vọng thi ĐH - sai một li, đi một dặm - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Tìm được nguyện vọng xét tuyển phù hợp là điều chưa bao giờ dễ dàng.

Nói về tầm quan trọng của việc tìm kiếm đam mê, Lại Trung Minh Đức – đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự cuộc thi Imagine Cup do Microsoft tổ chức, cho biết cậu đã từng bỏ dở việc học ở một trường đại học tốp đầu để sang học ĐH FPT. Tuy ngôi trường mới có lịch sử non trẻ nhưng lại là nơi giúp Đức phát huy hết khả năng của mình, cho cậu học tập theo phương pháp mới, tiếp cận các chương trình học và giáo trình học cập nhật từ nước ngoài.

Chàng sinh viên tài năng nay là SV ĐH FPT gửi gắm: “Các bạn sinh viên trẻ đừng ngại tìm hiểu những thứ mới lạ, đừng nghĩ đến việc tương lai có xài hay không. Thích gì thì cứ nghiên cứu thôi. Còn nếu không có định hướng trước thì lại càng phải thử nhiều ngành, nhiều nghề, nhiều vị trí để biết được bản thân mình thích cái gì. Cuộc đời của mình, mình quyết định, mình mà còn mông lung thì ai sẽ đưa mình ra khỏi sự mông lung đó ngoài bản thân mình?”

Một lưu ý với các thí sinh là mọi nguyện vọng xét tuyển Đại học đều bình đẳng với nhau, do đó nên mạnh dạn đăng ký ngành mình yêu thích ở nguyện vọng 1 dù không chắc chắn đậu. Điều tưởng chừng như ngược đời này hoàn toàn không làm giảm khả năng trúng tuyển của thí sinh.

Hãy để ý đến nhu cầu của thị trường

Tìm hiểu nhu cầu nhân lực từ thị trường là việc tối quan trọng bởi lẽ nó sẽ quyết định số lượng cơ hội xin việc của bạn sau khi ra trường. Thế nhưng yếu tố này thường bị thí sinh “bỏ xó”, có lẽ vì ai cũng chung tâm trạng: “Lo như thế là xa quá!”

Hiện nay, ngoài các ngành nghề truyền thống như Y, Dược, Sư phạm, Kinh tế… nhu cầu nhân lực với các ngành Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ, Mỹ thuật đa phương tiện… cũng gia tăng nhanh chóng. Đây đều là những ngành có mức thu nhập không hề thấp và có cơ hội thăng tiến lớn.

Một số trường ĐH đi đầu trong đào tạo Công nghệ thông tin có: ĐH FPT, ĐH Bách khoa, ĐH Công nghệ – ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Công nghiệp… Điểm chung của các trường này là quan tâm đến việc gắn sinh viên vào môi trường thực tế trong quá trình đào tạo, sẵn sàng giới thiệu nhiều cơ hội việc làm đến sinh viên. Đặc biệt, ở ĐH FPT, sinh viên còn thường xuyên được tham gia các chuyến Thăm quan doanh nghiệp (Company Tour), và bắt buộc tham gia thực tập làm việc như nhân viên thực thụ tại doanh nghiệp trong vòng 1 học kỳ… để tăng cường trải nghiệm với môi trường làm việc thực tế. Nhờ đó, sau khi ra trường, sinh viên ĐH FPT được đánh giá là có khả năng hòa nhập rất nhanh với công việc và là một trong những nguồn nhân lực được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Tỉ lệ việc làm sau khi ra trường của sinh viên ĐH FPT lên tới hơn 96%, là một con số rất lạc quan trong bối cảnh nhiều sinh viên ra trường và loay hoay với việc tìm việc làm như hiện nay.

Điều chỉnh nguyện vọng thi ĐH - sai một li, đi một dặm - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Khối ngành CNTT đang có nhu cầu nhân lực rất lớn.

ĐH FPT cũng là ngôi trường duy nhất tổ chức các khóa dự bị tiếng Anh ngay từ năm Nhất. Sinh viên sau khi học xong cần đạt trình độ từ 6.0 IELTS hoặc 80 TOFEL iBT trở lên sẽ được học tiếp các học trình tiếp theo. Điều kiện này giúp cho sinh viên ĐH FPT sau khi tốt nghiệp có một vốn ngoại ngữ tương đối ổn, đủ khả năng để làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài hoặc xin học bổng du học.

Rõ ràng, cơ hội là thứ không hề thiếu với các thí sinh dự thi THPT Quốc gia năm nay. Trong 10 ngày điều chỉnh nguyện vọng, các em cần dành thời gian tìm hiểu thật kỹ các ngành học cũng như môi trường học tập phù hợp để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất, bởi nếu không cẩn thận, “sai một li sẽ đi một dặm”!