Dự đoán phổ điểm tất cả các môn thi THPTQG 2018

0
2028

Các thí sinh 2k đã trải qua kỳ thi THPT Quốc Gia đầy cam go. Đề thi năm nay được đánh gia chung là khó hơn so với năm 2017. Và sau khi có đáp án chính thức của Bộ GD&ĐT tất cả các môn thi THPT Quốc Gia 2018, nhiều dự đoán về phổ điểm của các môn năm nay cũng khác nhiều so với năm 2017.

Môn Toán

Với môn Toán, phổ điểm trung bình từ 5 – 6 điểm. Điểm 9 không nhiều và điểm 10 sẽ rất hiếm.

Năm nay môn Toán sẽ hiếm có điểm tuyệt đối, đặc biệt “mưa” điểm 10 như năm ngoái. So với đề thi năm 2017, độ khó cũng tăng lên, đề Toán năm 2018 rất ít câu bấm máy tính ra ngay đáp số, đề cũng hạn chế các câu hỏi mà học sinh có thể làm ngược (thử lại đáp số) mà đòi hỏi học sinh hiểu bản chất vấn đề thì mới làm tốt được.

Môn Vật Lý

Đối với đề thi môn Vật lý năm nay sẽ có phổ điểm chủ yếu từ 5-7 điểm, điểm 9,10 sẽ rất hiếm

Các câu trong đề thi của tất cả các mã được sắp xếp từ dễ đến khó. Học sinh làm được 20 câu đầu rất dễ dàng và chỉ cần nhớ các kiến thức cơ bản học sinh có thể đạt được mức điểm 5 điểm. Từ câu 21 đến câu 28 học sinh cần nắm được chắc kiến thức và có kỹ năng cơ bản của lớp 11và 12 mới có thể làm đạt được mức điểm 7. Với mức điểm 8 đến 9 điểm đã đòi hỏi học sinh không chỉ có kiến thức rất chắc mà còn phải có tốc độ làm bài nhanh cũng như sự linh hoạt trong khả năng xử lý các bài tập. Năm nay với 4 câu ở mức độ vận dụng cao thì số học sinh đạt điểm 9, 10 sẽ giảm hẳn so với năm 2017 và sẽ rất khó mới được 10 điểm tuyệt đối.

Môn Hoá học

Đối với những bạn chỉ lấy điểm tốt nghiệp thì dễ dàng lấy được điểm 6. Đề thi năm nay khó để lấy được điểm 9-10.

Tỉ lệ câu hỏi thuộc chương trình hóa học 11 chỉ là 17,5 %, chủ yếu ở cấp độ nhận biết; thông hiểu và vận dụng. Đề thi vẫn sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó nhưng ở mức tương đối. Các câu hỏi cực khó bắt đầu từ câu 73 đến 80 trong đó có sự móc nối kiến thức lớp 11 và 12. Điểm mới của câu hỏi sơ đồ thí nghiệm năm nay là học sinh phải vận dụng kiến thức để trả lời thay vì chỉ ghi nhớ kiến thức như mọi năm.

Môn Địa lý

Phổ điểm môn Địa chủ yếu từ 4 đến 6 điểm, rất ít điểm 9-10.

Đề có 60% các câu hỏi lý thuyết (khoảng 25 câu), 15 câu hỏi về kỹ năng vân dụng. Riêng về kỹ năng thực hành, có 11 câu thuộc phần khai thác Alat Địa lý, đọc phân tích nhận xét bảng số liệu 2 câu và nhận diện dạng biểu đồ 2 câu. Đối với học sinh được ôn luyện kỹ thì các kỹ năng nhận biết như: Khai thác Atlat không quá khó. Chỉ cần học sinh đọc kỹ câu hỏi và tìm đúng trang Atlat là có thể trả lời được.

Môn Lịch sử

Phổ điểm môn Sử chủ yếu từ 5-6 điểm và điểm tuyệt đối rất ít vì nhiều câu hỏi khó phân loại học sinh.

Với ma trận đề năm nay, từ câu 1-24, chủ yếu ở hai mức độ là nhận biết và thông hiểu, dành cho học sinh có học lực trung bình, trung bình khá, có tiêu chí chỉ xét tốt nghiệp THPT. Học sinh dễ dàng đạt từ 5-6 điểm.

Từ câu 25-40, mức độ khó tăng dần, dành cho học sinh có học lực khá giỏi; đặc biệt 4 câu cuối dành cho học sinh giỏi, có tiêu chí xét tuyển đại học. Phổ điểm chủ yếu là điểm 6-7.

Để đạt điểm tuyệt đối, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức lịch sử sâu, rộng, biết vận dụng, liên hệ tốt.

Môn Sinh học

Với đề này học sinh ở mức độ trung bình để xét tốt nghiệp dễ dàng đạt điểm theo nguyện vọng, phổ điểm 4-6 sẽ nhiều; còn học sinh muốn đỗ đại học phải học nghiêm túc, điểm 9-10 năm nay sẽ không nhiều.

Đề có 20% (8 câu) thuộc kiến thức lớp 11, điểm đặc biệt kiến thức lớp 11 chỉ ra vào chương 1 và câu hỏi chỉ tập trung ở mức độ nhận biết (4 câu) ; thông hiểu 2 câu; vận dụng 2 câu. Phần câu hỏi vận dụng cao có 6 câu về quy luật di truyền, 4 câu về cơ chế di truyền và biến dị.

Môn Tiếng Anh

Pmôn tiếng Anh năm nay sẽ chủ yếu dao động từ 5 đến 7. Học sinh học khá và nắm chắc kiến thức một chút sẽ có thể dễ dàng đạt 7 điểm. Ngoài ra, sẽ không có mưa điểm 9 và 10 như năm ngoái.

Đề thi gồm 50 câu hỏi; các câu hỏi từ mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và nâng cao. Đề được phân hóa khá rõ ràng: khoảng 35 câu ở mức dễ, trung bình, trong đó có nhiều kiến thức nằm trong chương trình sách giáo khoa lớp 11, 12, ví dụ như ngữ âm, trọng âm, mệnh đề quan hệ rút gọn (dạng bị động), câu hỏi đuôi, câu điều kiện loại 2, câu hỏi từ loại, động từ nguyên mẫu có to, v,v; và 15 câu ở mức khá, giỏi để xét tuyển Đại học. Đề đặc biệt phân loại ở phần kiến thức kiểm tra cụm động từ, thành ngữ, sự lựa chọn từ, tính từ ghép, câu hỏi suy luận, v.v.

Môn Ngữ văn

Đề thi văn này có tính phân hóa cao, phổ điểm có thể sẽ rộng hơn.

Đề năm nay có khả năng phân hóa thí sinh rất tốt, nhất là câu nghị luận văn học. Những thí sinh trung bình – khá có thể dễ dàng làm được yêu cầu 1 của câu hỏi: phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.

Nhưng với yêu cầu thứ hai “Liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu trong tác phẩm Hai đứa trẻ để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả Thạch Lam và Nguyễn Minh Châu, thí sinh cần có tư duy khái quát, tổng hợp, so sánh…Vì vậy, những thí sinh giỏi sẽ có “đất dụng võ” trong phần này.