Ghi nhớ 6 điều này, thí sinh sẽ không sợ môn Văn nữa

0
3459

Kỳ thi THPT Quốc Gia 2018 đang đến gần mà bao nhiêu bài vỡ còn chưa ôn luyện hết. Trong đó, môn Văn luôn là nỗi “ám ảnh” của nhiều bạn vì quá nhiều thứ để học và để nhớ. Hãy nhớ 6 điều dưới đây, các sĩ tử sẽ dễ dàng vượt qua “cửa ải” khó khăn này.

  1. Trước tiên, hãy xem môn Văn là bạn, không phải “kẻ thù” nhé

Chỉ có khi là bạn bè, thì các sĩ tử mới sẵn sàng mở lòng mà hiểu nhau chứ. Học Văn cũng thế thôi, học với tâm trạng thoải mái vừa nhớ lâu hơn vừa khám phá nhiều điều hay ho của tác phẩm.Ví dụ học Vợ Nhặt mình sẽ cảm nhận được ôi sao cái thời ấy khổ thế, phong cảnh Tây Bắc trong “Tây Tiến” lại tình thế hay  số phận của Mị ngày đó sao mà bi ai thế…. Cảm nhận Văn học từ những điều nhỏ bé như vậy sẽ khiến chúng ta học tốt hơn rất nhiều, vào phòng thi ý tứ tuôn ra có tha hồ mà viết.

Hãy xem Văn là bạn
  1. Phải nhớ tác giả, hoàn cảnh sáng tác mỗi tác phẩm.

Nói gì thì nói, vẫn có điều cần phải học thuộc lòng đối với môn Văn, đó chính là tác giả và hoàn cảnh sáng tác nhé. Vừa chứng tỏ mình am hiểu về tác phẩm mà còn là cơ sở để thí sinh “khai thác ý” khi làm bài nữa đó. Ví dụ: “Tố Hữu chuyên về thơ ca cách mạng thì “Việt Bắc” cứ viết ý chính về tinh thần cách mạng, ý chí chiến đấu của cán bộ. “Vợ nhặt” sáng tác năm nạn đói hoành hành khắp miền Bắc, trong bài quên ý gì chứ không thể quên cái đói, cái nghèo dấn sâu vào cuộc sống người nông dân ra sao. Nhớ các yếu tố này đảm bảo không sợ lạc đề.

Nhớ tác giả và hoàn cảnh sánh tác nhé
  1. Nhớ ý chính và nên học thuộc lòng những đoạn quan trọng

Cả bài văn, bài thơ dài hàng chục trang mà học thuộc lòng thì quả là bất khả thi, nhưng nếu chỉ cần thuộc 1 vài câu quan trọng thì lại là câu chuyện dễ hơn rất nhiều phải không nào. Trước tiên là nắm hết các ý chính của tác phẩm để có “cơ sở” “chém gió” khi làm bài. Muốn bài viết hay hơn và điểm cao hơn thì cũng cần vài “trích dẫn” để chứng tỏ mình thuộc bài chứ nhỉ. Hãy chọn ra 1 vài đoạn thật sự quan trọng trong bài và học thuộc lòng, chắc thể nào cũng có lúc dùng tới.

  1. Đừng cố nhồi nhét nhiều quá!

Nếu nắm được 2 bí kíp trên thì điều này cũng dễ hiểu thôi. Chỉ cần nắm rõ tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác và ý chính thì những yếu tố khác không nên quá nhồi nhét đâu nha. Quan trọng là với những ý này, các em triển khai ra sau và cách hành văn như thế nào để mượt mà và giàu cảm xúc. Để làm được điều đó thì hãy xem tiếp 2 yếu tố tiếp theo nhé.

Đừng cố nhồi nhét quá nhiều
  1. Online, đọc báo nhiều vào đi

Mặc dù lượng kiến thức cần học là bao la mà thời gian thì không cho phép, nhưng các sĩ tử nhớ phải thư giản và dành thời gian đọc báo, đọc tin tức nhé. Vừa cập nhật tin tức từ mạng xã hội và báo đài, vừa góp nhặt được những ý hay, hay những cách dùng từ thú vị, biết đâu có thể sử dụng được cho bài thi đấy. Chưa kể, nhiều đề tài “hot” cũng có khả năng xuất hiện trong đề nghị luận nữa đấy, nếu không cập nhật kiến thức hiện tại thì khó lòng vượt qua được phải không nào?

Và cuối cùng, luyện tập, luyện tập và luyện tập!

Để viết hay và mạch lạc, các em cần phải luyện tập thường xuyên. Viết thường xuyên cũng là cách để các em vừa nhớ bài lâu hơn vừa trau chuốt cho câu từ cũng như nâng cao vốn từ vựng của mình đấy.

Luyện tập thường xuyên

Nắm chắc những bí kíp này trong tay, cùng với quyết tâm cao độ, chắc chắn các sĩ tử sẽ dễ dàng đạt điểm cao với môn Văn “lê thê và khó nhằn” này.

Theo kênh 14