HÀNG LOẠT CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐUỔI HỌC SINH VÌ KHÔNG ĐỦ NĂNG LỰC

0
8902

Có rất nhiều lý do khiến sinh viên Đại học không thể tiếp tục theo học, theo thống kê mới nhất của một số trường Đại học thì số lượng sinh viên “rơi rụng” ngay từ năm nhất khoảng 30%.

Sinh viên Đại học chỉ tốt nghiệp 70% con 30% bị đuổi học

Trong vài năm trở lại đây, sự phát triển nhanh chóng của các trường Đại học trên cả nước mở ra cơ hội cho rất nhiều học sinh có thể theo học ở một cấp bậc mới cao hơn. Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng đủ khả năng để lấy tấm bằng cử nhân sau khi kết thúc 4 đến 5 năm học Đại học.

Theo thống kê mới nhất của nhiều trường Đại học trên cả nước từ khối ngành kĩ thuật đến sư phạm và nông lâm…tình trạng rơi rụng sau học kỳ đầu hoặc học kỳ 2 của năm nhất, thậm chí đến năm 2 và năm 4 sau khi không đủ điều kiện để cấp bằng. Có rât nhiều nguyên nhân khiến sinh viên không thể theo học Đại học được, cụ thể có thể liệt ra một số nguyên nhân như: Đuổi học, bỏ học, chuyển trường, học lại…Đây là những nguyên nhân chính của sinh viên rơi rụng sau mỗi mùa tuyển sinh.

Thống kê mới nhất của một vài trường Đại học cho thấy cứ 10 em thì có đến 3 em không thể tiếp tục theo học. Con số này đồng nghĩa với việc có hơn 30 % sinh viên rơi rụng và chỉ có khoảng 70% sinh viên ra trường. Đây là những lãng phí dẫn đến hậu quả cho cả nhà trường và phía người học.

Đại diện một trường đào tạo chuyên ngành nông lâm nghiệp cho biết, trường này vừa ký quyết định buộc thôi học ký 946 sinh viên vì không đủ điều kiện để tiếp tục theo học. Đại diện trường này cũng cho hay trường “không phải không có lý do”, và “bất đắc dĩ trường mới thực hiện như vậy”

Trước đó tháng 6 năm 2016 mộ trường Đại học chuyên ngành Khoa học Xã hội tại TPHCM cũng đã buộc thôi học hơn 200 sinh viên lý do: Không hoàn thành nghĩa vụ học phí, không đạt số tín chỉ tối thiểu cho ngành đào tạo trong một học kỳ, có điểm trung bình kiểm tra trong học kỳ đầu dưới 3.0 hoặc điểm trung bình của 2 học kỳ liên tiếp dưới 4.0.

Còn đối với trường chuyên về Công nghiệp thực phẩm, đại diện trường này cũng cho hay sau khi thống kê sau 4 năm (tương đương 1 khóa), trường “mất” từ 15-20% tổng số sinh viên nhập học.

Theo ông Hoàng Đức Thắng – Trưởng Phòng đào tạo Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho rằng tỉ lệ sinh viên bị rơi rụng trên đa phần là do học sinh định hướng nghề nghiệp không tốt, chọn ngành theo học dễ dãi và sau khi học không theo nổi. Hơn nữa môi trường học đại học và trung học phổ thông hoàn toàn khác nhau.

Tình trạng rơi rụng cũng giảm đáng kể so với sinh viên theo học nghề, phần là vì thời gian đào tạo ngắn, phần là học sinh chọn nghề là đã có định hướng trước và sẵn sàng chú tâm theo học. Đây cũng là quy luật và học sinh lựa chọn thì phải chấp nhận.

Cũng mới đây nhất, một trường đào tạo sư phạm kĩ thuật và một trường Bách Khoa cũng công bố số sinh viên bị đuổi học con số mối trường này đều xấp xỉ cả ngàn sinh viên. Theo một số chuyên gia giáo dục, thì việc này là lẽ thường tình nó phần nào cũng phản ánh chất lượng giáo dục đào tạo của các trường và cũng giúp sinh viên có thể định hướng lại hoặc theo học nghề nhất là những ngành nghề đáp ứng được nhu cầu xã hội cao.

Từ năm 2018 sẽ sáp nhập các trường trung cấp vào Cao đẳng

Mới đây nhất, Ban chấp hành trung ương đã thống nhất hoàn thiện khung cơ cấu giáo dục quốc dân và đặc biệt là nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục nhất là giáo dục sau phổ thông. Theo đó Nghị quyết 9-NQ/TW được Tổng bí thư ban hành sẽ chủ trương sáp nhập các trường Trung cấp vào Cao đẳng để nâng cao chất lượng đào tạo.

Mục đich của việc này là sắp lại các đơn vị trường học trong lĩnh vực giáo dục và đổi mới giáo dục trong nhiều cấp học của hệ thống giáo dục Việt Nam. Theo chủ trương của nghị quyết này nhiệm vụ đặt ra  là yêu cầu sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các cơ sở giáo dục đào tạo hoạt động không hiệu quả.

Cũng theo nghị quyết này thì không nhất thiết tỉnh nào cũng phải có trường Đại học, Cao đẳng…chủ trương của nghị quyết cũng cho phép các cơ sở giáo dục có thể xã hội hóa các cơ sở đào tạo tại những nơi có thể xã hội hóa. Mục đích của việc cải tổ các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân nhất là giáo dục đại học – cao đẳng – trung cấp là để đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực để các trường đại học- cao đẳng ở Việt Nam có thể vươn ra tầm cỡ quốc tế.