Làm gì nếu lỡ chọn nhầm Ngành học?

0
1770

Đứng trước chặng đường mới với rất nhiều quyết định quan trọng về lựa chọn trường và ngành học, chắc hẳn thí sinh nào cũng muốn có được lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất với bản thân.

Dẫu vậy, ở lứa tuổi mới lớn chỉ vừa tròn 18 vẫn chưa đầy đủ chính chắn để hiểu rõ bản thân thật sự thích gì và giỏi gì cũng như chưa hiểu rõ thị trường lao động trong tương lai, không ít thi sinh trở thành nạn nhân của việc “chọn nhầm ngành”. Đó là điều khó tránh khỏi và thí sinh cần có tâm lý vững vàng cũng như trang bị cho mình nhiều phương án để tránh trầm cảm, bỏ học nếu lỡ chọn nhầm ngành. Dưới đây là thực trạng việc “ngồi nhầm ngành học” và nhưng biện pháp hóa giải.

Hậu quả của việc chọn “nhầm ngành”

Việc trở nên chán nản là điều dể hiểu vì sau 1 thời gian ngắn, thí sinh cảm nhận bản thân không phù hợp với ngành học cảm thấy không có khả năng và khó tiếp thu những kiến thức ngành. Từ đó, các em không tìm thấy niềm hứng thú thi đi học, dần dần càng trở nên chán ghét và muốn từ bỏ. Hậu quả trước mắt là các em đạt điểm thấp dẫn đến thi lại hoặc học lại, tốn kém thời gian và tiền bạc. Nghiêm trọng hơn, sinh sinh viên sẵn sàng chấm dứt việc học để tìm lựa chọn mới phù hợp hơn dù đã học được 2-3 năm.

Bạn Nguyễn Hải từng là một sinh viên khoa Công nghệ thông tin của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Sau 2 năm đầu ĐH, Hải đã nhận ra rằng mình không phù hợp với ngành này. Hải bắt đầu nghỉ học triền miên, kết quả học tập yếu, kém, số môn phải học lại ngày càng nhiều. Thậm chí, Hải chia sẻ rằng có môn còn không biết nổi mặt giáo viên vì “chán chẳng buồn đi học”. Hải quyết định bỏ lại con đường trở thành một kỹ sư công nghệ thông tin sau 3 năm học tập.

Bạn Lê Thảo sinh viên khoa Tiếng Trung, ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGH chia sẻ: “Mình thích học ngoại ngữ nhưng trượt NV1 nên đã chọn ngành du lịch cho NV2. Bản thân thấy không hợp với nghề du lịch mà ước mơ của mình lại là giáo viên dạy ngoại ngữ. Bỏ hết thời gian và học phí thời gian qua, mình đã quyết tâm thi lại vào ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN. Lúc các bạn đồng trang lứa đã ra trường đi làm thì mình mới chỉ là sinh viên năm thứ 3.”

Thúy Hạnh là sinh viên năm thứ 3 khoa Xây dựng Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết em vào trường theo NV2. “Ban đầu, nghe theo bạn, em nộp vào khoa Tuyên truyền, nhưng em không đủ điểm, nên em chọn khoa Xây dựng Đảng” – Hạnh thú nhận. Sau một thời gian, bản thân Hạnh nhận thấy mình không phù hợp với ngành đang theo học. Hạnh đã chọn phương án học thêm văn bằng hai, chuyên ngành Báo Mạng điện tử trong trường để mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho bản thân.

Vì sao chọn nhầm ngành?

Những hệ quả của việc chọn nhầm ngành là không tránh khỏi và quá rõ ràng. Dẫu vậy, không nên quá nghiêm khắc với sinh viên khiến các em càng trở nên trầm cảm mà cần có biện pháp hỗ trợ giúp em có hướng đi sáng suốt cho tương lai.  Trước tiên, cần phải tìm rõ nguyên do việc chọn nhầm ngành, đó là:

  • Thiếu thông tin, định hướng từ ban đầu: Khi các em chưa có đủ thông tin để hiểu sâu, hiểu kỹ về trường, về ngành mình theo học dẫn đến lựa chọn sai. Giải pháp là nhà trường, thầy cô và chính bản thân các em cần tìm hiểu kỹ, tham gia cái hội thảo, buổi tư vấn để có thông tin đa dạng hơn, đồng thời tham khảo ý kiến từ các chuyên gia tư vấn để có lựa chọn phù hợp.
  • Lựa chọn nguyện vọng quá cao so với năng lực, khi không được kết quả như mong muốn,các em có xu hướng chọn đại để có trường học là được. Cần hiểu rõ năng lực bản thân và lựa chọn nguyện vọng phù hợp để tránh hụt hẫng và có quyết định sai lầm
  • Áp đặt từ phía gia đình, thầy cô, bạn bè khiến các em không được lựa chọn ngành mình yêu thích mà phải lựa chọn để chiều lòng ba mẹ. Các em chịu rất nhiều áp lực từ việc học đến việc lựa chọn trường cũng như ngành học, các bậc phụ huynh nên hiểu và động viên con hơn là áp đặt con để tránh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Giải pháp cho việc chọn nhầm ngành?

Dẫu việc chọn ngầm ngành là không mong muốn, tuy nhiên, nếu đã lỡ phát hiện mình chọn nhầm ngành, các em cũng không nên quá hoang mang mà nên tìm giải pháp ngay. TS tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu sẽ gợi ý một vài phương án để các em tham khảo:

– Phương án 1: Nếu có khả năng thi lại đại học hoặc có điều kiện tài chính để học trường tư, học nghề thì nên làm lại từ đầu. Thà bỏ một năm tuổi trẻ còn hơn sống vật vờ sai lối cả đời còn lại.

– Phương án 2: Nếu không có khả năng thi lại (vì đã học đến năm hai, ba), hoặc không có điều kiện xin học trường khác, vẫn phải tiếp tục học, nhưng hãy tìm ra “ngách” nào thấy hứng thú. Ví dụ, nếu thích kinh doanh nhưng lại học về chế biến thực phẩm, bạn có thể tiếp tục với mục tiêu ra trường kinh doanh trong lĩnh vực đồ ăn, thức uống.

– Phương án 3: Nếu không có khả năng thi lại, ngành hiện tại chẳng có “ngách” nào để hứng thú và tài chính cũng nghèo nốt, bạn nên dừng lại, hoặc đi học nghề nào đó nuôi sống bản thân trước. Không ít người cố gắng học cho xong để có cái bằng ra đời kiếm kế sinh nhai, sau khi ổn định mới tính chuyện tìm ra đam mê theo đuổi.

Theo TienPhong