NĂM 2019 NẾU KHÔNG THI TỐT NGHIỆP THPT CẤP BẰNG NHƯ NÀO?

0
988

Có nên tiếp tục thi tốt nghiệp THPT hay không?

Cách thức tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT một lần nữa trở thành vấn đề làm nóng phiên thảo luận về Luật Giáo dục (sửa đổi) tại UB Thường vụ Quốc hội. Hiện nay, vẫn đang có ý kiến đối ngược nhau.

Một luồng ý kiến cho rằng “Toàn quốc tốn ngàn tỉ cho một kì thi mà chỉ loại bỏ 2% thì cần phải xem lại kỳ thi này. Lãng phí và vô bổ”.

Nhưng cũng có ý kiến thứ 2 của nhiều bạn đọc cho là vẫn cần thiết phải tổ chức thi THPT. “Thi tốt nghiệp để đánh giá quá trinh học của các em, thúc đẩy học tập nghiêm túc, tại sao cứ vin vào chuyên 2% trượt, kể cả đỗ 100%. Vẫn nên thi”.

Tại phiên thảo luận về Luật giáo dục (sửa đổi) nhiều đại biểu cũng đồng tình với phương án “có học thì phải có thi”, nếu không thì rất khó đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc cũng cho rằng, cần có thêm thời gian để tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân, vì đây là vấn đề liên quan tới toàn dân, tác động rất rộng lớn.

Năm 2019 nếu không thi tốt nghiệp thpt cấp bằng như nào?

Năm 2019 nếu không thi tốt nghiệp thpt cấp bằng như nào?

Thực tế nhận thấy, trong những năm gần đây kỳ thi THPT và tuyển sinh Đại học có rất nhiều thay đổi theo từng năm và tất nhiên giáo dục thay đổi thường xuyên là điều không tốt.

Theo tin tức giáo dục cho biết, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, trước đây thi 2 kỳ thi cả tốt nghiệp THPT và thi đại học nhưng những người được đào tạo ra vẫn rất tốt, trong khi lúc đó đất nước kinh tế chưa phát triển, trình độ năng lực quản lý, điều kiện đầu tư phương tiện cho giáo dục còn nhiều hạn chế, chứ chưa được bây giờ. Thế nhưng hiện nay, hết năm này sang năm khác thay đổi liên tục, khiến học sinh, phụ huynh rất vất vả.

Năm 2019 nếu không thi tốt nghiệp thpt cấp bằng như nào?

Trong tờ trình của Chính phủ về dự án Luật giáo dục (sửa đổi) Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, để tạo điều kiện phân luồng và liên thông trong giáo dục, dự thảo Luật cũng bổ sung quy định: Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông nếu đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông và được dự thi nếu đạt yêu cầu thì được Giám đốc Sở GD-ĐT cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (khoản 3 Điều 31).

Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trình luật Giáo dục (sửa đổi) trước UB Thường vụ Quốc hội

Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trình luật Giáo dục (sửa đổi) trước UB Thường vụ Quốc hội

Đồng thời, cơ quan soạn thảo cũng sửa đổi khoản 3, khoản 4 Điều 33 Luật Giáo dục nghề nghiệp theo hướng bổ sung đối tượng người học đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, bên cạnh người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông (khoản 3 Điều 118).

Về vấn đề này, ông Phan Thanh Bình – Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho biết, với việc cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, thường trực UB Văn hoá, Giáo dục đề nghị ban soạn thảo luật làm rõ giá trị pháp lý của giấy chứng nhận này so với bằng tốt nghiệp THPT.

Về việc thí điểm, thực nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, do thiếu khuôn khổ pháp lý, hoạt động thí điểm trong lĩnh vực giáo dục thời gian qua còn nhiều lúng túng, hạn chế. Một số chương trình thí điểm đã gây nhiều ý kiến trái chiều trong cử tri và dư luận xã hội.