Ngành Công Nghệ Thông Tin “khát” nhân lực

0
1478

Trong chương trình tư vấn tuyển sinh “Đúng ngành nghề – Sáng tương lai” lần thứ 11 năm 2019 tổ chức ở Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.11).

ThS. Trần Vũ (Trưởng ban Công tác sinh viên, Trường ĐH KHTN TP.HCM) đưa ra lời khuyên: Các em phải cân nhắc kỹ trước khi viết hồ sơ đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Cụ thể là cần xác định lại một lần nữa năng lực học tập của bản thân, mơ ước cũng như ngành nghề gì yêu thích trong tương lai và hoàn cảnh của gia đình như thế nào. Sau khi khẳng định được ngành nghề yêu thích, cần tìm hiểu phương thức xét tuyển tại các trường có đào tạo những ngành nghề đó và lựa chọn cho mình phương thức xét tuyển phù hợp nhất. Đặc biệt lưu ý, đối với nguyện vọng 1 nên đăng ký ngành nghề mà mình đam mê và phù hợp với năng lực của bản thân nhất; khi đăng ký tuyệt đối không nên quan tâm bạn bè học như thế nào, hay ngành nghề đó ra trường có kiếm được nhiều tiền không mà chỉ nên biết mình có đam mê và có khả năng thực hiện hay không. Đối với nguyện vọng 2, 3…, các em cũng nên đăng ký cùng ngành nghề hoặc trong nhóm với ngành nghề đăng ký tại nguyện vọng 1 nhưng học ở những trường tốp dưới, để có thể tập trung ôn tập và dốc toàn lực thực hiện ước mơ của mình. Tránh chọn quá nhiều nguyện vọng ở những ngành nghề khác nhau bởi kiến thức ôn tập sẽ bị phân hóa, độ tập trung bị giảm sút. Quá trình thi, các em phải nỗ lực hết sức, chú ý thi tốt tất cả các môn, tránh học tủ, tránh bị điểm liệt…

Không chỉ quan tâm về phương thức xét tuyển, đăng ký nguyện vọng phù hợp, không ít học sinh cho biết yêu thích làm việc trong lĩnh vực ngành CNTT, tuy nhiên vẫn còn lo lắng về quá trình đào tạo và khả năng có việc làm sau khi ra trường. Trước những lo lắng trên, ông Hoàng Việt Tùng chia sẻ: Hiện nay ngành CNTT đang “khát” nhân lực, đặc biệt là trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, thống kê mỗi năm ngành CNTT cần 400.000 nhân lực, tuy nhiên hiện nay chỉ có 50.000 sinh viên tốt nghiệp hàng năm, mỗi sinh viên có cơ hội lựa chọn 1 trong 8 công ty.  Từ đó, nâng cao chuyên môn, kỹ năng làm việc cho sinh viên. Ông Tùng nhấn mạnh: “Điều quan trọng nhất là các em phải xác định rõ đam mê, tránh chọn ngành nghề và học theo phong trào, hay theo mong muốn của gia đình. Khi có đam mê, chắc chắn các em sẽ nỗ lực hết mình, việc học không nhàm chán và tương lai sẽ gặt hái được thành công…”.