Những điều cần biết khi điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ĐH, CĐ năm 2020, thí sinh nên cân nhắc để trúng tuyển vào ngành yêu thích

0
430

Khi biết điểm tốt nghiệp THPT năm 2020, thí sinh sẽ được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Thí sinh cần lưu ý một số điều để tăng khả năng trúng tuyển.

1. Thí sinh được “thử” điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trong 3 ngày

Nhằm giúp thí sinh tránh được những sai sót trong quá trình điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2020, từ ngày 11-13/9, thí sinh được điều chỉnh thử nghiệm nguyện vọng trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Kết quả điều chỉnh “nháp” này của thí sinh sẽ bị xóa toàn bộ sau khi kết thúc đợt điều chỉnh thử nghiệm.

Từ 8h00 ngày 19/9 đến 17h00 ngày 25/9, thí sinh sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tiếp nếu số lượng nguyện vọng sau khi điều chỉnh không lớn hơn số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu khi đăng ký dự thi.

Những điều cần biết khi điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ĐH, CĐ năm 2020, thí sinh nên cân nhắc để trúng tuyển vào ngành yêu thích - Ảnh 1.

Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng thử nghiệm trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

Từ 8h00 ngày 19/9, đến 17h00 ngày 27/9, thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển bằng phiếu tại điểm tiếp nhận trong trường hợp thí sinh không điều chỉnh trực tuyến hoặc thí sinh điều chỉnh tăng số nguyện vọng so với số nguyện vọng đã đăng ký ban đầu theo hướng dẫn.

Trước 17h ngày 29/9, thí sinh nên kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển và đề nghị điều chỉnh sai sót giữa kết quả điều chỉnh nguyện vọng đăng ký trên hệ thống với thông tin trên phiếu đề nghị đăng ký điều chỉnh nếu có.

Như vậy, những thí sinh điều chỉnh tăng số lượng nguyện vọng, điều chỉnh khu vực ưu tiên và đối tượng ưu tiên bắt buộc phải điều chỉnh bằng hình thức trực tiếp trên phiếu, không được điều chỉnh bằng hình thức trực tuyến.

2. Điểm thi cao, thí sinh cân nhắc điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển

Điểm thi tăng kéo theo điểm xét tuyển đại học theo các tổ hợp cũng tăng chóng mặt. Năm nay, có 197 thí sinh đạt trên 29 điểm khối A00. Mức 24 điểm trở lên, số thí sinh đạt được ở tổ hợp này lên đến 35.980 trong khi năm 2019 chỉ có 11.220 chỉ tiêu. Mức 27 điểm, năm trước chỉ có 1.115, năm nay là 10.400 thí sinh.

Trong các tổ hợp, Toán – Hóa – Sinh là tổ hợp có điểm tăng mạnh nhất. Mức điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 22 điểm. Ở mức 24 điểm, có 23.912 thí sinh, mức 27 điểm đến 4.367 thí sinh. Số thí sinh từ 21 điểm năm nay nhiều hơn 14.000 thí sinh so với năm trước.

Những điều cần biết khi điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ĐH, CĐ năm 2020, thí sinh nên cân nhắc để trúng tuyển vào ngành yêu thích - Ảnh 2.

Tổ hợp Toán-Hóa-Sinh có điểm tăng mạnh nhất.

Mức điểm nhiều thí sinh đạt nhất của khối C00 là 19 điểm. Đáng chú ý là số thí sinh đạt 24 điểm nhiều hơn 4 lần năm trước, mức 27 điểm nhiều hơn khoảng 7 lần.

Tổ hợp Toán – Văn – Anh, mức điểm nhiều thí sinh đạt nhất năm trước chỉ 15, năm nay tăng lên 19. Số thí sinh đạt từ 21 điểm trở lên nhiều gấp đôi năm trước. Ở mức 24 điểm cũng có đến 31.831 thí sinh, nhiều hơn 2 lần năm 2019. Riêng số thí sinh 27 điểm nhiều hơn 9 lần năm 2019.

Sau khi có điểm thi, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng 1 lần duy nhất. Do vậy, thí sinh nên cân nhắc về mức điểm mà mình đạt được để dễ trúng tuyển vào ngành mình yêu thích.

3. Đổi nguyện vọng như thế nào cho dễ trúng tuyển vào ngành yêu thích?

Trường hợp 1: Kết quả thi của các thí sinh rất cao

Với trường hợp này, thí sinh nên sắp xếp NV1, NV2 là ngành mình thích học, nhưng không nên chọn 1 ngành để tránh rủi ro. Vì điểm thi cao nên thí sinh có nhiều cơ hội vào trường mà mình yêu thích.

Trường hợp 2: Kết quả thi gần bằng điểm chuẩn các năm trước của các ngành chọn/bổ sung

Với mức điểm này, thí sinh cần lưu ý điều chỉnh nguyện vọng phù hợp. Các thí sinh nên thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Liệt kê ra danh sách các trường và ngành mà bản thân thực sự yêu thích và muốn theo học, xem điểm chuẩn các năm trước của những trường này.

Thí sinh có thể loại bỏ ra khỏi danh sách những trường có điểm chuẩn những năm trước quá cao so với điểm theo năng lực của mình

Ví dụ: Nếu thí sinh đạt 20 điểm thì không nên đăng ký xét tuyển vào những trường mà các năm trước lấy 26 – 27 điểm. Sau đó, thí sinh có thể bổ sung thêm một số trường cho đến khi thí sinh có được danh mục mà bản thân ưng ý.

Để tăng tính an toàn, thí sinh nên chọn trường có điểm chuẩn các năm trước bằng và thấp hơn điểm tổ hợp môn của mình .

Bước 2: Sắp xếp các nhóm để điều chỉnh nguyện vọng

 

Nhóm 1

 

 

1-2 ngành rất thích học

 

 

Nhóm 2

 

 

1-2 ngành tiếp theo có điểm chuẩn các năm trước bằng thực lực của mình

 

 

Nhóm 3

 

 

Một số ngành dự phòng (điểm chuẩn các năm trước thấp)

 

Trường hợp 3: Kết quả thi thấp hơn các năm trước của các ngành thí sinh đã chọn/bổ sung

Với trường hợp này, thí sinh cần lưu ý như sau:

– NV1: Các ngành có điểm chuẩn các năm trước gần bằng điểm thi của mình.

– NV2: Một số ngành chắc chắn, đảm bảo có cơ hội đỗ ĐH để nếu như không đỗ NV1, cthí sinh sẽ đỗ NV2.