NỮ SINH 2K1 GỬI TÂM THƯ ĐẦY THUYẾT PHỤC ĐẾN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

0
2740

“Chúng cháu cảm thấy sợ khi chứng kiến cảnh tượng các anh chị khóa 2000 thi cử với những câu hỏi không thể khó hơn…” M.A viết.

Sau kỳ thi THPT quốc gia 2018, vì quá “sợ hãi” với khối lượng kiến thức và thực tế đề thi, Minh Anh (đã đổi tên) nữ sinh 2k1ở Đà Nẵng viết tâm thư gửi lãnh đạo Bộ GD&ĐT,thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Kỳ thi THPT Quốc gia và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2018 đang bước vào giai đoạn cuối cùng, gần 1 triệu sĩ tử trên cả nước đã biết kết quả và con đường mà mình lựa chọn sắp tới. Thế nhưng tất cả những điều này vẫn không ngăn được sức nóng của kỳ thi lan tỏa. Với ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến tương lai của nhiều người trẻ, kỳ thi THPT quốc gia luôn trở thành chủ đề gây tranh cãi trong khoảng thời gian khá dài. Mới đây, một nữ sinh tại Đà Nẵng lại tiếp tục khiến dân mạng xôn xao khi viết thư gửi đến Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Tâm thư của Minh Anh thể hiện nỗi lo lắng khi không biết năm sau lứa tuổi 2k1 sẽ học và ôn thi THPT Quốc gia như thế nào. Minh Anh nói lên suy nghĩ của mình với mong muốn lãnh đạo Bộ GD&ĐT có thể đọc, thấu hiểu suy nghĩ của học sinh. Từ đó, Bộ GD&ĐT xem xét việc giảm tốc độ thay đổi cách thi để học sinh, giáo viên có thời gian làm quen.

Hoang mang vì đề thi dài và khó

“Kính gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT:

Cháu là một học sinh khóa 2001 – một thế hệ mới, tương lai mới của đất nước. Thế hệ chúng cháu có thành đạt hay không đều phụ thuộc vào quá trình giáo dục và đào tạo mà thi cử giữ vai trò quyết định. Trước tiên, chúng cháu cảm thấy sợ khi chứng kiến cảnh tượng các anh chị khóa 2000 thi cử với những câu hỏi không thể khó hơn. Khó vì phạm vi ôn tập quá rộng; thời gian làm bài quá ít; dồn 3 môn vào thi một tổ hợp trong 1 buổi; làm trắc nghiệm mà như làm tự luận, giải cả trang giấy vẫn chưa ra kết quả. Khó bởi vì cả giáo viên lẫn giáo sư cũng không thể làm trong thời gian quy định.

Có thể dễ dàng nhận thấy, mỗi năm kỳ thi THPT Quốc gia lại thay đổi một khác, chưa năm nào ổn định. Năm thì thay đổi cách thức tổ chức thi, năm thì thay đổi giới hạn ôn tập, năm thì thay đổi độ phân hóa.

Hoang mang vì đề thi dài và khó

Hoang mang vì đề thi dài và khó

“Chỉ một thay đổi nhỏ trong khối rubic đã làm cả hệ thống xô lệch, dạy và học phải chạy theo thi cử, giáo viên và học sinh đua ra luyện đề, thi thử để ứng phó. Cả một bộ máy giáo dục xoay như chong chóng để chạy theo thi cử”, Minh Anh giãy bày.

Không chỉ Minh Anh mà ngay cả những bạn sinh năm 2000 vừa kết thúc kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 cũng hoang mang không kém, “Sau kỳ thi mang tính chất quyết định cuộc đời, rất nhiều thí sinh thật sự hoang mang, lo lắng về tương lai của mình. Kết quả là phụ thuộc kiến thức, khả năng của mỗi người nên đã cố gắng hết sức để ôn luyện và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi bước ngoặt. Thế nhưng, đề thi vừa dài, vừa khó, quá sự hình dung của cả giáo viên như thế? Mình không đổ lỗi cho hoàn cảnh, nhưng thật sự đề thi quá sức học sinh”, Thanh Hiền chia sẻ trên trang tin tức giáo dục.

Trong tâm thư của mình Minh Anh cũng chỉ ra, có 200.000 sinh viên ra trường không có việc làm, làm trái ngành nghề. Đơn giản vì trong cái mục đích của việc học không có chỗ cho học để làm.

Về mục đích của thi cử: học thì phải thi đó là điều tất yếu, nhưng phải là học gì thi nấy chứ không phải thi gì học nấy. Thi để đánh giá kết quả của quá trình học tập, xem quá trình dạy và học đã hiệu quả chưa. Thi cử đâu phải để hơn thua, để khóc và cười và để tạo áp lực cho học sinh?

Xét tuyển vào đại học phải dựa vào đam mê, năng khiếu của từng ngành còn kiến thức phổ thông chỉ là nền tảng. Kiến thức phổ thông chỉ là điều kiện, môn năng khiếu mới quyết định là bạn có khả năng thành công với nghề nghiệp đó hay không! Vì vậy đáng ra mỗi trường đại học phải có chính sách thi tuyển riêng chứ không phải phụ thuộc vào một kì thi để rồi biến kì thi trở thành trò chơi sinh tử!

Nếu đề thi dễ cũng chỉ là để đỗ vào đại học, đề khó cũng vẫn như vậy thì lý do gì mà không chọn 1 đề dễ vừa sức học sinh để việc học trở nên nhẹ nhàng, học sinh dễ thở hơn, quan trọng là để chúng cháu tập trung vào mục đích thực sự của việc học?

Dành 20/24 tiếng một ngày để học

Dành 20/24 tiếng một ngày để học

Dành 20/24 tiếng một ngày để học

Một thực tế không khó để thấy và cũng không khó để so sánh, công nhân làm việc 8 tiếng mỗi ngày, học sinh học 20 tiếng những ngày gần thi, thức đến tận 1-2h sáng để ôn bài, rồi 4h dậy ôn tiếp, nhưng đổi lại kết quả chỉ là sự lo lắng và nỗi buồn.

“Bộ GD&ĐT có nói đề thi không vượt quá chương trình học nhưng trong chương trình học, sách giáo khoa, không có quy định học sinh lớp 12 phải học kiến thức lớp 11, lớp 10. Đề thi để kiểm tra học sinh lớp 12 mà ôm đồm cả kiến thức lớp 11 và lớp 10 là vượt quá chương trình rồi ạ”, Minh Anh viết.

Năm nay, kiến thức hai năm lớp 11 và 12 đã khó và quá sức như thế thì năm sau không thể tưởng tượng những thí sinh 2k1 phải trải qua như thế nào? Các em sinh năm 2001 sẽ tạo áp lực và hoang mang riêng cho mình khi phải ôn luyện kiến thức của cả 3 năm học phổ thông.

Phương án thi hiện nay có thực sự khả quan?

Phương án thi hiện nay có thực sự khả quan?

Phương án thi hiện nay có thực sự khả quan?

Thi cử là một chuyện, nhưng điều gì còn đọng lại sau thi cử? Những chứng chỉ ngoại ngữ hay bất cứ chứng chỉ học vấn nào trên thế giới đều có giới hạn khoảng 2 năm. Có nghĩa là sau 2 năm kiến thức không còn nguyên vẹn nữa, người học phải trau dồi lại.

Sinh viên năm nhất không thể giải được đề thi đại học, những người đi làm không thể giải được đề thi đại học vì có nhồi nhét kiến thức như thế nào vào đầu óc học sinh thì kiến thức cũng không thể đọng lại.

“Cuối cùng là nguyện vọng của cháu cũng như các bạn học sinh khóa 2001 và nhiều khóa sau đó. Chúng cháu cần giảm nhiệt tất cả kỳ thi, chuyển trọng tâm chú ý của giáo dục vào dạy và học.

Điều chúng cháu cần không phải đề minh họa với những dạng đề, câu hỏi định hướng luyện thi, mà là hướng dẫn giải chi tiết, phương pháp tư duy, con đường đi đến đáp án”.

Chắc hẳn có nhiều người cũng tự đặt cho mình câu hỏi, có nền giáo dục nào 30 điểm vẫn sợ rớt đại học và việc học trở thành nỗi ám ảnh chung của học sinh?

Tuy nhiên, cho dù thế nào thì teen 2k1 cũng cần chuẩn bị tốt về cả tâm lý và kiến thức để “chiến đấu” với mọi phương án mà Bộ GD sẽ đưa ra cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019.

Nguồn: caodangyduochanoi.