Sinh viên đi làm thêm: Có đáng đánh đổi việc học để nhận về mấy triệu đồng?

0
790

Kiếm tiền thời sinh viên tốt đấy, hữu ích đấy, nhưng làm thêm dẫn đến bỏ bê chuyện học, liệu có xứng với công sức và tiền của của 4-5 năm?

Sinh viên đi làm thêm, kiếm được tiền là ham lắm, bớt đi một vài giờ ôn thi hay cứ học là bùng tiết. Bằng chứng là “nhìn ngang ngó dọc” trong giảng đường, rất ít lớp đủ thành viên, một vài người cứ đến lớp là lại gục mặt, điểm tạch liên hoàn vì thức khuya kiếm tiền.

Tiền học phí 4 năm hàng trăm triệu, có xứng để sinh viên chạy mấy triệu đồng tiền lương mà bỏ bê?

Chúng tôi đã nói chuyện với GenZ, những người đi làm thêm mỗi ngày để hiểu hơn về suy nghĩ của nhóm bạn trẻ này:


Nếu xao nhãng việc học khiến kết quả không tốt thì nên nghỉ từ đầu, đi làm cho đỡ lãng phí thời gian – Việt Trinh (20 tuổi, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Theo mình, việc nói “tiền lương ít ỏi khi đi làm thêm không xứng đáng để đánh đổi việc học” là hoàn toàn không đúng.

Thứ nhất, sinh viên nhất định phải biết cân bằng được giữa việc đi học với đi làm. Học nửa buổi, làm việc nửa buổi, còn tối thì dành thời gian làm bài tập hay học thêm kỹ năng. Nhiều sinh viên họ vẫn cân bằng và làm được điều đó, thậm chí có rất nhiều người làm 2 – 3 công việc nên nếu bạn để xao nhãng việc học thì do bản thân chưa biết quản lý thời gian hợp lý.

Thứ 2, có nhiều bạn nghĩ rằng “nếu xao nhãng nhưng kiếm được chút tiền, thì cũng đánh đổi”. Nếu đã xao nhãng việc học thì kết quả không tốt, rớt môn, không thể tốt nghiệp, cố gắng mấy năm cũng như không. Vậy thì bạn nên nghỉ học từ đầu, tìm kiếm một công việc ổn định luôn, sẽ đỡ lãng phí thời gian. Tiền lương đi làm thêm đương nhiên quan trọng, nhưng không đáng đến mức để việc học bị xao nhãng.

Sinh viên đi làm thêm: Có đáng đánh đổi việc học để nhận về mấy triệu đồng? - Ảnh 3.

Cộng cả việc đi làm lẫn đi học, chưa chắc đã bằng việc bạn bị “ném” ra đời sau này – Bùi Hiếu (20 tuổi, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Mình nghĩ việc đi làm thêm thời sinh viên rất đáng. Điều này được nhìn nhận dưới góc độ 2 phía:

Đối với nhà tuyển dụng: Rõ ràng là 1 bản CV với những kinh nghiệm làm việc tại những nơi cụ thể thì sẽ dễ được người tuyển dụng đánh giá tốt hơn với 1 bản CV dù điểm cao nhưng lại chưa bao giờ đi làm cả.

Với bản thân sinh viên: Việc đi làm thêm sẽ gây áp lực, nhưng mình nghĩ ngoài học kiến thức, thì sinh viên nên làm quen sớm với áp lực. Bởi thật sự, cộng cả việc làm lẫn đi học cũng chưa chắc bằng việc bạn bị “ném” ra ngoài đời sau này. Việc làm thêm đang rèn cho chúng ta khả năng chịu đựng để không bỡ ngỡ.


Tùy mức lương, đi làm sẽ mang đến những áp lực khác nhau. Bạn bỏ ra bao nhiêu, bạn nhận về bấy nhiêu – Kiều Anh (20 tuổi, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM)

Mọi thứ bỏ ra đều đáng giá, “không bổ dọc thì cũng bổ ngang”. Khi đi làm với mức lương thấp, những công việc phục vụ bình thường thì cũng dạy cho ta nhiều điều, lấp đầy CV không bị trống.

Đi làm sẽ dạy cho bản thân mỗi người sự nhẫn nại, tỉ mỉ giúp hoàn thiện mỗi ngày, quan trọng nhất là chịu được áp lực cao, va vấp trong cuộc sống, nhận được những bài học trải nghiệm thực tế mà trường học ít khi dạy.

Đi làm với mức lương thấp hay cao thì sẽ có áp lực khác nhau, bỏ ra bao nhiêu sẽ nhận lại bấy nhiêu. Còn nếu bỏ ra quá nhiều mà mức lương hay kinh nghiệm nhận lại không thỏa đáng thì có quyền được từ chối, nghỉ việc.

Sinh viên đi làm thêm: Có đáng đánh đổi việc học để nhận về mấy triệu đồng? - Ảnh 8.

Sinh viên đi làm thêm, kiếm được tiền là ham lắm, bớt đi một vài giờ ôn thi hay cứ học là bùng tiết. Bằng chứng là “nhìn ngang ngó dọc” trong giảng đường, rất ít lớp đủ thành viên, một vài người cứ đến lớp là lại gục mặt, điểm tạch liên hoàn vì thức khuya kiếm tiền.

Tiền học phí 4 năm hàng trăm triệu, có xứng để sinh viên chạy mấy triệu đồng tiền lương mà bỏ bê?

Chúng tôi đã nói chuyện với GenZ, những người đi làm thêm mỗi ngày để hiểu hơn về suy nghĩ của nhóm bạn trẻ này:


Nếu xao nhãng việc học khiến kết quả không tốt thì nên nghỉ từ đầu, đi làm cho đỡ lãng phí thời gian – Việt Trinh (20 tuổi, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Theo mình, việc nói “tiền lương ít ỏi khi đi làm thêm không xứng đáng để đánh đổi việc học” là hoàn toàn không đúng.

Thứ nhất, sinh viên nhất định phải biết cân bằng được giữa việc đi học với đi làm. Học nửa buổi, làm việc nửa buổi, còn tối thì dành thời gian làm bài tập hay học thêm kỹ năng. Nhiều sinh viên họ vẫn cân bằng và làm được điều đó, thậm chí có rất nhiều người làm 2 – 3 công việc nên nếu bạn để xao nhãng việc học thì do bản thân chưa biết quản lý thời gian hợp lý.

Thứ 2, có nhiều bạn nghĩ rằng “nếu xao nhãng nhưng kiếm được chút tiền, thì cũng đánh đổi”. Nếu đã xao nhãng việc học thì kết quả không tốt, rớt môn, không thể tốt nghiệp, cố gắng mấy năm cũng như không. Vậy thì bạn nên nghỉ học từ đầu, tìm kiếm một công việc ổn định luôn, sẽ đỡ lãng phí thời gian. Tiền lương đi làm thêm đương nhiên quan trọng, nhưng không đáng đến mức để việc học bị xao nhãng.

Sinh viên đi làm thêm: Có đáng đánh đổi việc học để nhận về mấy triệu đồng? - Ảnh 3.

Cộng cả việc đi làm lẫn đi học, chưa chắc đã bằng việc bạn bị “ném” ra đời sau này – Bùi Hiếu (20 tuổi, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Mình nghĩ việc đi làm thêm thời sinh viên rất đáng. Điều này được nhìn nhận dưới góc độ 2 phía:

Đối với nhà tuyển dụng: Rõ ràng là 1 bản CV với những kinh nghiệm làm việc tại những nơi cụ thể thì sẽ dễ được người tuyển dụng đánh giá tốt hơn với 1 bản CV dù điểm cao nhưng lại chưa bao giờ đi làm cả.

Với bản thân sinh viên: Việc đi làm thêm sẽ gây áp lực, nhưng mình nghĩ ngoài học kiến thức, thì sinh viên nên làm quen sớm với áp lực. Bởi thật sự, cộng cả việc làm lẫn đi học cũng chưa chắc bằng việc bạn bị “ném” ra ngoài đời sau này. Việc làm thêm đang rèn cho chúng ta khả năng chịu đựng để không bỡ ngỡ.


Tùy mức lương, đi làm sẽ mang đến những áp lực khác nhau. Bạn bỏ ra bao nhiêu, bạn nhận về bấy nhiêu – Kiều Anh (20 tuổi, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM)

Mọi thứ bỏ ra đều đáng giá, “không bổ dọc thì cũng bổ ngang”. Khi đi làm với mức lương thấp, những công việc phục vụ bình thường thì cũng dạy cho ta nhiều điều, lấp đầy CV không bị trống.

Đi làm sẽ dạy cho bản thân mỗi người sự nhẫn nại, tỉ mỉ giúp hoàn thiện mỗi ngày, quan trọng nhất là chịu được áp lực cao, va vấp trong cuộc sống, nhận được những bài học trải nghiệm thực tế mà trường học ít khi dạy.

Đi làm với mức lương thấp hay cao thì sẽ có áp lực khác nhau, bỏ ra bao nhiêu sẽ nhận lại bấy nhiêu. Còn nếu bỏ ra quá nhiều mà mức lương hay kinh nghiệm nhận lại không thỏa đáng thì có quyền được từ chối, nghỉ việc.

Sinh viên đi làm thêm: Có đáng đánh đổi việc học để nhận về mấy triệu đồng? - Ảnh 8.

Cần xem công việc khiến mình phải hy sinh thời gian là gì. Nếu chỉ là công việc part time như bồi bàn thì thực sự không đáng – Thu Vân (16 tuổi, trường THPT Bắc Thăng Long)

Mình nghĩ cần xem công việc đó là gì. Nếu đó chỉ là công việc part time như bồi bàn chẳng hạn (kể cả có lương cao) thì thực sự không đáng. Bởi với mình, kể cả chọn việc làm thêm thì cũng cần để ý tới lợi ích lâu dài chứ không phải để kiếm tiền sinh hoạt. Nếu một công việc vừa giúp có thêm kinh nghiệm, lại đúng ngành nghề, làm đẹp CV thì quá tốt rồi!

Nhưng dù sao với học sinh – sinh viên, việc học vẫn là quan trọng nhất nên nếu để công việc bên ngoài ảnh hưởng đến chuyện học thì nên xem xét lại. Xem bản thân đã sắp xếp thời gian hợp lý chưa, và nếu cần thì nên nghỉ việc làm thêm để tập trung học.


Nếu thấy công việc quá nặng, bạn có thể giảm bớt. Nếu từ bỏ làm thêm vì nghĩ nó xao nhãng, chắc gì những thú vui bên ngoài không làm ảnh hưởng chuyện học của bạn? – Vân Trang (20 tuổi, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Theo mình, dù tiền lương ít hay nhiều, việc học nặng hay không thì đời sinh viên nên đi làm thêm ít nhất 1-2 lần.

Thứ nhất, không thể đổ lỗi cho việc làm thêm ảnh hưởng đến chuyện học. Nếu là người thực sự quan tâm đến chuyện học, thì bạn sẽ luôn ưu tiên “học” lên hàng đầu. Nếu thấy công việc quá nặng, bạn có thể giảm bớt, có thể từ chối làm việc, hoặc nhận việc tương tự nhưng thời gian dư dả hơn. Nếu bạn từ bỏ làm thêm vì nghĩ nó xao nhãng, thì cũng không chắc những thứ vui bên ngoài khác lại không làm ảnh hưởng chuyện học của bạn.

Sinh viên đi làm thêm: Có đáng đánh đổi việc học để nhận về mấy triệu đồng? - Ảnh 13.

Thứ hai, làm thêm sẽ giúp bạn nhận ra thứ mình thực sự thích. Chúng ta không thể chắc chắn rằng ngành mình đang học có thực sự đúng đắn hay không. Có rất nhiều sinh viên ra trường làm trái ngành, và họ vẫn sống ổn với công việc đó. Thử nhiều việc sẽ cho phép bản thân được học cái mới, biết được cái gì mới thật sự phù hợp với mình.

Thứ ba, làm thêm sẽ gia tăng kinh nghiệm, làm đẹp CV hơn bất kỳ môn học nào bạn nhận trên giảng đường. Đối với nhà tuyển dụng, kinh nghiệm thực tập Kế toán sẽ ổn hơn rất nhiều so với điểm A môn Toán cao cấp. Học thì bạn chỉ biết kiến thức theo chu trình từ A đến Z, còn làm thêm sẽ hiểu bản thân tại sao nó lại đi theo A đến Z như vậy.

Theo Kênh 14.vn