2 điều cần biết để không bị lạc đề với câu nghị luận văn học

0
1385

Nếu xa đà quá không bám sát câu hỏi trong đề thi nhiều thí sinh sẽ lan man và dẫn đến lạc đề đối với câu nghị luận văn học, điều này từng xảy ra nhiều lần đối với các thí sinh các năm trước.

2 điều cần biết để không bị lạc đề với câu nghị luận văn học
Dựa trên đề thi chính thức và tham khảo những năm trở lại đây việc câu nghị luận văn học có thể đi vào phân tích các chi tiết nhỏ của tác phẩm để làm hiện hữu một vấn đề của nội dung tác phẩm. Do đó sĩ tử cần tránh hai xu hướng phân tích sau để không bị sai lệch với chủ đề.

Để giúp thí sinh nhận diện câu hỏi này trước khi thi thpt quốc gia cần nắm chắc 2 điều sau để không bị lạc đề đối với câu nghị luận văn học trong kỳ thi thpt quốc gia năm 2019.

Thứ nhất là hoà tan hai/ ba chi tiết được yêu cầu phân tích trong cả hệ thống chi tiết toàn bài, khiến bài luận không thực hiện được yêu cầu của đề.

Thứ hai là cắt rời hai/ ba chi tiết đó, phân tích độc lập, không hề kết nối với hệ thống chi tiết của tác phẩm, khi đó bài làm của các em sẽ không thể phát triển được ý, sự phân tích sẽ rất sơ sài và thậm chí sai lệch với chủ đề tác phẩm.

Để khắc phục hai xu hướng làm bài trên, các em cần xác định vị trí của chi tiết với một nội dung nào đó của tác phẩm, phân tích chi tiết như hệ quả của hệ thống chi tiết liên quan. Từ đây, bài làm của các em vừa không tách rời, vừa không hoà tan, chi tiết nhỏ sẽ được hiện ra trong tầm vóc lớn góp phần thể hiện một giá trị nội dung nào đó của tác phẩm.

Ví dụ, trong Đề tham khảo THPT QG 2019 môn Ngữ Văn, có yêu cầu phân tích hình ảnh người Vợ Nhặt trong hai lần ăn – cần thấy lần ăn bánh đúc ngoài chợ là chi tiết khắc họa sâu sắc hình ảnh người đàn bà bị sự đói khát huỷ hoại nhân cách một cách thảm hại, đau đớn. Nhưng nếu chỉ phân tích một chi tiết độc lập như vậy, các em không thể triển khai được ý, và không chỉ ra được mối quan hệ nhân quả giữa mạch truyện với chi tiết.

Với yêu cầu của đề này, đã gợi ý dàn ý như sau: Tái hiện bối cảnh xuất hiện của người đàn bà – nạn đói 1945 với những chi tiết ấn tượng về hình ảnh người sống/chết, âm thanh, mùi vị, không gian ngập tràn khí.

Hình ảnh người đàn bà trong nạn đói: quần áo, bộ dạng, lời nói, cử chỉ, nét mặt, dáng vẻ, hành động…, tất cả đều cho thấy sự đói khát và thèm khát miếng ăn.

Chi tiết ăn bánh đúc: là hệ quả thê thảm của sự đói khát và thèm khát miếng ăn, bất chấp mọi xấu hổ hay phép tắc… Phần tái hiện hai ý trên (bối cảnh và hình ảnh người đàn bà trong nạn đói) tránh lan man dàn trải, phân tích tất cả các chi tiết trong hai ý này chỉ nhằm hướng tới làm nền giúp nổi bật chi tiết ăn bánh đúc – sự đói khát thảm hại tới cao độ, sự hạ giá nhân cách đến tận cùng.

Từ đó, rút ra đánh giá cho bài làm: Chi tiết cho thấy thân phận, phẩm giá con người bị chà đạp, huỷ hoại đau đớn vì đói khát. Cho thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm, do đó, sẽ hiện ra qua một chi tiết nhỏ.

Một trong những lưu ý cho các em học sinh là những năm gần đây đề thi thpt quốc gia không còn ra theo dạng 1 tác phẩm hay một nhân vật trong tác phẩm đó. Thông thường đó là sự móc nối liên tác phẩm, đây là lý do tại sao mà các em không nên học tủ để tránh bị đè..

Các em cũng lưu ý câu nghị luận văn học thông thường là câu nhiều điểm nhất chiếm đến 6 điểm nên nếu hoàn thành được câu trên cộng với câu nghị luận xã hội thì chắc chắn điểm của thí sinh sẽ ở mức khá trở nên. Trên đây là những lưu ý giúp thí sinh không bị lạc đề đối với câu nghị luận văn học, ban biên tập sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin về kỳ thi thpt quốc gia năm 2019 để các em học sinh tiện theo dõi.