Ngành học “không lo thất nghiệp”

0
228
du-kien-tang-hoc-phi-nhieu-nganh-o-cac-truong-dai-hoc-2

Đây là ngành học mang lại lợi nhuận kinh doanh từ nhiều khía cạnh. Đặc biệt sau đại dịch, cơ hội ngành rộng mở. Mức thu nhập trong ngành cũng là điều mà số đông mơ ước.

Du lịch là một trong những ngành mang lại lợi nhuận kinh doanh tổng hợp từ nhiều khía cạnh, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập như hiện nay. Vì vậy đây luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu của các sĩ tử mỗi mùa tuyển sinh. Hiện nay tại Việt Nam, Ngành du lịch đã phát triển thành nhiều nhóm ngành nhỏ khác nhau để đào tạo chuyên sâu, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp gồm nhiều nhóm ngành bộ phận. Các nhóm ngành bộ phận này chuyên đào tạo và phân bổ nhân sự làm việc trong các tổ chức du lịch, khách sạn, nhà hàng,… nhằm đáp ứng cho nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của khách hàng.

Trong thời kỳ hội nhập, ngành Du lịch không chỉ đơn giản phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của con người mà còn giúp quảng bá nét đẹp của đất nước đến các quốc gia khác. Vì vậy, du lịch luôn là ngành dịch vụ mũi nhọn được cả nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân chú trọng đầu tư phát triển.

Để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của thị trường du lịch cũng như các tệp khách hàng ngày càng đa dạng, du lịch được chia thành nhiều nhóm ngành nhỏ khác nhau để tập trung đào tạo hiệu quả. Nhờ đó, sinh viên có thể lựa chọn nhóm ngành thực sự phù hợp với năng lực và tính cách của bản thân, có cơ hội được trau dồi chuyên môn sâu.

Tùy vào kế hoạch đào tạo, quy mô tổ chức đào tạo hoặc nhu cầu thực tế của ngành hay học viên tại khu vực/ vùng/ địa phương nhất định mà ngành du lịch sẽ có sự phân chia và tổ chức đào tạo đa dạng các nhóm ngành phù hợp. Một số nhóm ngành được đánh giá là phổ biến nhất với nhu cầu nhân sự cao, chỉ tiêu tuyển sinh nhiều, tiềm năng nghề nghiệp ổn định như:

– Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (chuyên ngành: Quản lý lữ hành và Hướng dẫn viên Du lịch)

– Quản trị khách sạn

– Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

– Quản trị chế biến món ăn/ Kỹ thuật chế biến món ăn

– Việt Nam học

– Quản trị kinh doanh du lịch

– Quản trị quan hệ công chúng (PR)

– Quản trị du thuyền

– Tổ chức và quản lý sự kiện

– Truyền thông và Marketing du lịch

– Kinh tế du lịch

….

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, mỗi năm ngành du lịch cần thêm gần 40.000 lao động nhưng lượng sinh viên, học viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm.

Đồng thời, trong 1,3 triệu lao động du lịch của cả nước, chỉ có 42% được đào tạo về du lịch, 38% đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy. Nhiều địa phương, doanh nghiệp du lịch cũng cho biết du lịch đang thiếu trầm trọng nhân lực và bày tỏ lo ngại nếu không nhanh chóng cải thiện, nhân sự sẽ trở thành nút thắt lớn của ngành du lịch trong quá trình phát triển sắp tới. Vì vậy có thể khẳng định, du lịch là một ngành “không lo thất nghiệp”, cử nhân ngành du lịch luôn được săn đón.

Ngành học không lo thất nghiệp - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Không chỉ được săn đón, sinh viên theo học ngành du lịch còn có nhiều cơ hội lựa chọn công việc thực sự phù hợp với bản thân để trau dồi chuyên môn, dễ dàng thăng tiến hơn trong tương lai. Ngành du lịch ở nước ta hiện nay cơ bản được chia thành các nhóm ngành chính:

Nhóm nghề quản lý, điều hành du lịch bao gồm: Quản lý du lịch; Điều hành du lịch; Quản lý, điều hành khách sạn nhà hàng và liên quan

Nhóm nghề nhân viên phục vụ khách hàng: Nhân viên lễ tân; Nhân viên phục vụ bếp – bàn; nhân viên buồng phòng

Nhóm nghề hướng dẫn viên du lịch

Nhóm nghề nhân viên marketing du lịch

Nhóm các công việc khác: chăm sóc khách hàng, thông tin du lịch, xây dựng chương trình du lịch, bán hàng lưu niệm, chăm sóc sức khỏe, tổ chức và quản lý sự kiện

Thu nhập trong mơ

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm nhiều bộ phận khác nhau. Vì thế, mức lương của những bạn theo đuổi ngành du lịch sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào lĩnh vực mà họ làm. Mức lương của một số công việc cụ thể như sau:

Hướng dẫn viên du lịch nội địa và quốc tế sẽ có mức lương dao động từ 7 – 10 triệu đồng/tháng.

Nhân viên điều hành tour sẽ có mức lương dao động từ 8 – 10 triệu đồng/tháng.

Nhân viên sale tour du lịch có mức lương trong khoảng 10 – 12 triệu đồng/tháng.

Nhân viên Marketing du lịch sẽ có lương dao động từ 8 – 10 triệu đồng/tháng.

Nhân viên lễ tân Nhà hàng – Khách sạn sẽ có mức lương trong khoảng 7 – 9 triệu đồng/tháng.

Quản lý Nhà hàng – Khách sạn sẽ có mức lương từ 15 – 18 triệu đồng/tháng.

Ngành học không lo thất nghiệp - Ảnh 2.
Ngành học không lo thất nghiệp - Ảnh 3.

Ảnh chụp màn hình

Nhìn chung, nếu làm các công việc liên quan đến ngành du lịch thì bạn sẽ có mức thu nhập tương đối ổn định. Bên cạnh nguồn thu nhập chính, bạn có thể có thêm các nguồn phát sinh khác như: tiền thưởng, tiền tip phục vụ, hướng dẫn khách du lịch,… Đối với những doanh nghiệp nước ngoài, mức lương khởi điểm có thể lên đến 55 triệu đồng dành cho những sinh viên có trình độ ngoại ngữ tốt.

Học Du lịch ở đâu?

Từ Bắc vào Nam, rất nhiều cơ sở giáo dục đào tạo ngành du lịch. Mức điểm sàn của ngành này cũng ở mức khá cao so với mặt bằng, trung bình khoảng 22 điểm. Đối với những trường top đầu có thể lên đến 26-27 điểm. Những trường dân lập có mức điểm sàn thấp hơn, dưới mức 18.

Những trường đại học đào tạo ngành du lịch ở miền Bắc có thể kể đến như:

Trường Đại học Hà Nội

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Viện Đại học Mở Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trường Đại học Thương mại

Miền Trung có thể kể đến các trường như:

Đại học Huế

Đại học kinh tế – Đại học Đà Nẵng

Đại học Phú Xuân (Huế)

Đại học Vinh

Ở phía Nam, các trường đào tạo du lịch hàng đầu như:

Trường Đại học Khoa học – Xã hội Nhân văn TP. Hồ Chí Minh

Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP. Hồ Chí Minh

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Trường Cao đẳng Văn hóa TP. Hồ Chí Minh

Theo Báo Phụ nữ Việt Nam