650.000 thí sinh đăng ký 2,5 triệu nguyện vọng

0
1379

Kết thúc đợt đăng ký dự thi THPT quốc gia và đăng ký xét tuyển đại học ban đầu, thống kê cả nước có hơn 2,5 triệu nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH của hơn 650.000 thí sinh.

Phân tích từ dữ liệu, TS Phạm Như Nghệ – phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) – cho biết: Năm nay, những thắc mắc của thí sinh gửi đến đường dây nóng của bộ ít hơn năm trước.

Trong thời gian thí sinh đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển, về cơ bản hầu như không có vấn đề gì vướng mắc, thí sinh chủ yếu hỏi thêm một số thông tin về chính sách ưu tiên, tham vấn về ngành học và các mốc thời gian về thi, xét tuyển sinh ĐH năm 2019.

* Việc thống kê nguyện vọng (NV) đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH của thí sinh năm 2019 có gì khác biệt so với năm trước? Các trường có số lượng NV đăng ký lớn ở nhóm trường nào?

– Thống kê tổng quan thì số lượng NV trung bình thí sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH năm 2019 là 3,94 NV. Trong đó, thí sinh đăng ký số lượng NV nhiều nhất là một thí sinh của TP Hà Nội với 50 NV xét tuyển.

Riêng số lượng trường có số lượng NV đăng ký lớn (trên 30.000 NV) nằm ở nhóm trường có uy tín đã tạo được thương hiệu, trường có quy mô lớn, trường đa ngành đại diện cho vùng…

* Còn các trường có NV đăng ký rất thấp thì sao, thưa ông?

– Đúng là vẫn còn không ít trường có số lượt đăng ký thấp, từ 1 đến dưới 50 thí sinh. Trong đó có những trường có chỉ tiêu ít, một số trường tư thục, trường CĐ, trung cấp sư phạm, các trường ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội và giao thông đi lại còn có nhiều khó khăn…

Ở đây có thể phân ra làm mấy đối tượng trường có số thí sinh đăng ký xét tuyển thấp như: do NV của người học đối với ngành học (ví dụ như các ngành về nông, lâm nghiệp – mặc dù xã hội có nhu cầu sử dụng lớn nhưng nhu cầu người học lại hạn chế, số lượng thí sinh đăng ký thấp, kể cả ở các trường đào tạo có chất lượng cao); các trường CĐ sư phạm, trung cấp sư phạm do số chỉ tiêu đã được hạn chế trong nhiều năm vừa qua.

Ngoài ra, các trường tuyển sinh theo phương thức xét kết quả học tập ở phổ thông thường giảm lượng thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả thi THPT hoặc các trường chưa tạo dựng được uy tín với người học và xã hội. Đây là hiện tượng đã xảy ra trong nhiều năm qua.

Thực tế trong những năm vừa qua, các trường thuộc nhóm ít NV đăng ký (là một số trường ĐH địa phương, một số trường ĐH ngoài công lập) đã có nhiều cố gắng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tạo dựng uy tín với xã hội.

Mặt khác, trường ở địa phương có thế mạnh là đáp ứng trực tiếp nhu cầu lao động tại chỗ cho địa phương, chi phí học tập thấp và ở một số trường chất lượng đảm bảo, tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp khá cao nên tỉ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường này đã có sự thay đổi tích cực.

Tuy nhiên, một số trường ở nhóm này có chất lượng đào tạo chưa cao, chưa tạo dựng được uy tín và thương hiệu với xã hội, cộng với tâm lý học sinh muốn thoát ly gia đình để tự lập nên một số trường ở một số địa bàn còn gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh.

Học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Khuyến (Q.10, TP.HCM) nộp hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển ĐH, CĐ năm 2019

* Các trường cần làm gì để khắc phục nguồn tuyển quá hụt so với chỉ tiêu?

– Các trường cần thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo. Chẳng hạn như phát triển đội ngũ giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất, chú trọng công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng đầu vào, chất lượng quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra.

Trong bối cảnh hiện nay, đào tạo cần gắn với nhu cầu sử dụng, tăng cường kết nối tích cực và hiệu quả với đơn vị sử dụng lao động. Từ đó xác định chỉ tiêu đào tạo phù hợp, đổi mới mục tiêu, cập nhật và đổi mới nội dung chương trình, phương thức đào tạo cũng như tăng cường việc hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập và tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp…

* Với cách đăng ký xét tuyển không giới hạn NV, nhiều trường, ngành sẽ có số lượng NV đăng ký “khủng”. Tỉ lệ “chọi” trong bối cảnh này còn có nhiều ý nghĩa không?

– Việc đăng ký xét tuyển không giới hạn NV thì nhiều trường, ngành sẽ có số lượng NV đăng ký lớn. Tuy nhiên, tỉ lệ “chọi” trong bối cảnh này vẫn còn nhiều ý nghĩa do chỉ tiêu vào ngành có giới hạn nhưng số thí sinh đăng ký lớn thì tỉ lệ “chọi” vẫn cao.

Trong tuyển sinh, tỉ lệ thí sinh trúng tuyển cần phải cân đối giữa chỉ tiêu đào tạo với nhu cầu người học và số thí sinh có điểm cao đăng ký xét tuyển.* Còn các trường có NV đăng ký rất thấp thì sao, thưa ông?

– Đúng là vẫn còn không ít trường có số lượt đăng ký thấp, từ 1 đến dưới 50 thí sinh. Trong đó có những trường có chỉ tiêu ít, một số trường tư thục, trường CĐ, trung cấp sư phạm, các trường ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội và giao thông đi lại còn có nhiều khó khăn…

Ở đây có thể phân ra làm mấy đối tượng trường có số thí sinh đăng ký xét tuyển thấp như: do NV của người học đối với ngành học (ví dụ như các ngành về nông, lâm nghiệp – mặc dù xã hội có nhu cầu sử dụng lớn nhưng nhu cầu người học lại hạn chế, số lượng thí sinh đăng ký thấp, kể cả ở các trường đào tạo có chất lượng cao); các trường CĐ sư phạm, trung cấp sư phạm do số chỉ tiêu đã được hạn chế trong nhiều năm vừa qua.

Ngoài ra, các trường tuyển sinh theo phương thức xét kết quả học tập ở phổ thông thường giảm lượng thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả thi THPT hoặc các trường chưa tạo dựng được uy tín với người học và xã hội. Đây là hiện tượng đã xảy ra trong nhiều năm qua.

Thực tế trong những năm vừa qua, các trường thuộc nhóm ít NV đăng ký (là một số trường ĐH địa phương, một số trường ĐH ngoài công lập) đã có nhiều cố gắng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tạo dựng uy tín với xã hội.

Mặt khác, trường ở địa phương có thế mạnh là đáp ứng trực tiếp nhu cầu lao động tại chỗ cho địa phương, chi phí học tập thấp và ở một số trường chất lượng đảm bảo, tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp khá cao nên tỉ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường này đã có sự thay đổi tích cực.

Tuy nhiên, một số trường ở nhóm này có chất lượng đào tạo chưa cao, chưa tạo dựng được uy tín và thương hiệu với xã hội, cộng với tâm lý học sinh muốn thoát ly gia đình để tự lập nên một số trường ở một số địa bàn còn gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh.

Học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Khuyến (Q.10, TP.HCM) nộp hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển ĐH, CĐ năm 2019

* Các trường cần làm gì để khắc phục nguồn tuyển quá hụt so với chỉ tiêu?

– Các trường cần thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo. Chẳng hạn như phát triển đội ngũ giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất, chú trọng công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng đầu vào, chất lượng quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra.

Trong bối cảnh hiện nay, đào tạo cần gắn với nhu cầu sử dụng, tăng cường kết nối tích cực và hiệu quả với đơn vị sử dụng lao động. Từ đó xác định chỉ tiêu đào tạo phù hợp, đổi mới mục tiêu, cập nhật và đổi mới nội dung chương trình, phương thức đào tạo cũng như tăng cường việc hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập và tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp…

* Với cách đăng ký xét tuyển không giới hạn NV, nhiều trường, ngành sẽ có số lượng NV đăng ký “khủng”. Tỉ lệ “chọi” trong bối cảnh này còn có nhiều ý nghĩa không?

– Việc đăng ký xét tuyển không giới hạn NV thì nhiều trường, ngành sẽ có số lượng NV đăng ký lớn. Tuy nhiên, tỉ lệ “chọi” trong bối cảnh này vẫn còn nhiều ý nghĩa do chỉ tiêu vào ngành có giới hạn nhưng số thí sinh đăng ký lớn thì tỉ lệ “chọi” vẫn cao.

Trong tuyển sinh, tỉ lệ thí sinh trúng tuyển cần phải cân đối giữa chỉ tiêu đào tạo với nhu cầu người học và số thí sinh có điểm cao đăng ký xét tuyển.

Các khối thi truyền thống vẫn có nhiều NV

* Thống kê hiện tại cho thấy NV xét tuyển của thí sinh đang tập trung ở các tổ hợp xét tuyển và các ngành, nhóm ngành đào tạo nào?

– Hiện tại, Bộ GD-ĐT chưa có đầy đủ dữ liệu chính xác để có thể phân tích về NV xét tuyển của thí sinh đang tập trung vào nhóm ngành đào tạo nào. Tuy nhiên, đến thời điểm này thống kê cho thấy có khoảng 90% NV đăng ký vào 5 tổ hợp xét tuyển truyền thống (tương đương 5 khối thi truyền thống trước đây A, A1, B, C, D). Hàng trăm tổ hợp còn lại chỉ có khoảng 10% thí sinh đăng ký.