Cần chống “sốc” cho học sinh khi trở lại trường học tập

0
900

Để học sinh dễ dàng thích nghi sau thời gian dài học trực tuyến, các nhà trường cần tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lý để các em yên tâm, thích nghi với việc học tập mới.

Thắc mắc trên cùng nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề chuẩn bị cho học sinh quay trở lại trường học đã được TS Nguyễn Nho Huy – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ Giáo dục – Đào tạo) giải đáp tại Tọa đàm trực tuyến: “Tiêm vaccine phòng Covid-19 và các điều kiện để trẻ đến trường” do Báo điện tử Dân trí tổ chức vào chiều qua 1/11.

Cần chống sốc cho học sinh khi trở lại trường học tập - 1

Nhấn để phóng to ảnh

TS Nguyễn Nho Huy – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ Giáo dục – Đào tạo).

Nhấn để phóng to ảnh

TS Nguyễn Nho Huy – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ Giáo dục – Đào tạo).
Trả lời câu hỏi trên, TS Nguyễn Nho Huy cho biết: “Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp; đối với các địa bàn vẫn còn những ca nhiễm cộng đồng, việc phân ca/ chia lớp học để đảm bảo giãn cách trong các hoạt động giáo dục trực tiếp là biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh.

Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, các nhà trường căn cứ vào hướng dẫn của địa phương, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, các địa phương, cơ sở giáo dục sẽ có hướng dẫn và tổ chức việc phân ca, chia lớp đảm bảo giãn cách hợp lý, đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch”.

Đảm bảo chống “sốc” cho học sinh khi trở lại trường

Khi học sinh trở lại trường, khối lượng và lịch trình học tập của học sinh cũng được nhiều phụ huynh, học sinh, giáo viên quan tâm.

Vậy thời khóa biểu sẽ triển khai thế nào để vừa đảm bảo tốc độ chương trình học tập, vừa giúp con dễ dàng thích nghi, tránh cảm giác “sốc” sau kỳ nghỉ dịch Covid-19 dài “kỷ lục”?

TS Nguyễn Nho Huy cho hay: “Ngày 21/10, Bộ GD-ĐT đã ban hành Hướng dẫn thực hiện các biện pháp củng cố, tăng cường chất lượng dạy và học khi học sinh trở lại trường học tập. Theo đó, để học sinh dễ dàng thích nghi sau thời gian dài học trực tuyến, khi học sinh mới trở lại trường học; các nhà trường sẽ tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lý để các em yên tâm, thích nghi với việc học tập mới. Nhà trường tuyên truyền hướng dẫn học sinh thực hiện các biện pháp an toàn phòng chống dịch và chuyển trạng thái từ học truyến sang học trực tiếp tại trường.

Cần chống sốc cho học sinh khi trở lại trường học tập - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Các trường sẽ điều chỉnh kế hoạch học tập phù hợp, đảm bảo các em không bị sốc khi quay trở lại học trực tiếp.

Nhấn để phóng to ảnh

Các trường sẽ điều chỉnh kế hoạch học tập phù hợp, đảm bảo các em không bị sốc khi quay trở lại học trực tiếp.

Các trường sẽ tổ chức rà soát, phân loại kết quả học tập trực tuyến của từng nhóm đối tượng học sinh để điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp với thực tế; tổ chức ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức còn thiếu phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh.

Bộ cũng đề nghị, tất cả các bài kiểm tra, đánh giá định kỳ theo hình thức trực tiếp cũng được tổ chức sau khi các em đã được ôn tập, củng cố kiến thức”.

Sẵn sàng, linh hoạt thực hiện hướng dẫn của Bộ GD-ĐT

Theo TS Nguyễn Nho Huy, thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, Bộ GD-ĐT đã có Công văn số 4726/BGDĐT-GDTC hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục, trước hết, Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương và các cơ sở giáo dục thực hiện rà soát toàn bộ các điều kiện đảm bảo an toàn cho trẻ em, học sinh, cán bộ, nhà giáo khi tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp tại trường.

“Chúng tôi cũng đề nghị các địa phương cần ưu tiên triển khai tiêm đủ liều vaccine cho cán bộ, nhà giáo, nhân viên phục vụ tại trường học; nhanh chóng sửa chữa, hoàn thiện, khử khuẩn để đón học sinh đi học trực tiếp trở lại; rà soát, bổ sung cơ sở vật chất phục vụ an toàn phòng chống dịch trong tình hình mới.

Các địa phương sẽ căn cứ vào việc đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn để quyết định cho học sinh tới trường trên nguyên tắc nơi nào đảm bảo an toàn, kiểm soát được dịch thì chủ động cho học sinh trở lại trường học tập. Đồng thời, cần thực hiện nghiêm các quy định, tiêu chí đảm bảo an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh đã được ban hành của Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế”, ông chia sẻ.

Các địa bàn có nguy cơ thấp hoặc trung bình có thể cho học sinh tới trường nếu đảm bảo các quy định nêu trên; đồng thời tiếp tục củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin để sẵn sàng chuyển trạng thái sang các hình thức học tập khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Từ năm 2020, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Bộ Y tế ban hành Bộ tiêu chí về an toàn phòng chống dịch khi cho học sinh quay trở lại trường học tập. Mới đây, chúng tôi tiếp tục phối hợp với Bộ Y tế rà soát, cập nhật bổ sung các tiêu chí, quy định về an toàn phòng chống dịch trong trường học, ký túc xá. Một số địa phương hiện nay đã cụ thể hóa, ban hành bộ tiêu chí an toàn trường học phòng chống dịch tại các trường học phù hợp với thực tiễn tình hình công tác phòng chống dịch tại địa phương.

Phụ huynh giúp đỡ con thích nghi với điều kiện mới

Một phụ huynh băn khoăn: “TS Nguyễn Nho Huy, phụ huynh cần làm gì để giúp trẻ thích nghi với trường lớp sau một thời gian dài học trực tuyến vì dịch Covid-19?”.

TS Nguyễn Nho Huy giải đáp: “Khi học sinh quay trở lại trường học; bên cạnh việc hỗ trợ của nhà trường thì vai trò của phụ huynh học sinh trong việc giúp đỡ các em thích nghi với việc học trực tiếp là rất quan trọng.

Tôi cho rằng, trong giai đoạn đầu trở lại trường, cha mẹ cần dành thời gian để hỗ trợ cho con thích ứng dần với lối sống, cách thức m