Chỉ học sinh không muốn tốt nghiệp mới bị điểm liệt

0
6490
Từ một câu hỏi của HS: “Trong bài thi nếu em đánh toàn đáp án A hoặc B có được không?”, ông Dũng phân tích: “Nếu đánh tất cả đáp án A như HS hỏi thì cho dù không chắc 100% nhưng xác suất đậu vẫn quá cao. Tôi đã thử tính, nếu TS tung đồng xu để chọn đáp án (chứ không đánh toàn A hay toàn B) thì xác suất em đó trả lời đúng từ 5 trên 50 câu (tương ứng nhỏ hơn hoặc bằng 1 điểm) sẽ là 0.007, tức chưa đầy 1% HS sẽ bị điểm liệt. Với quy định điểm liệt vẫn là 1 như năm nay quả là quá khó để TS rơi vào tình trạng này, trừ khi TS không chịu làm bài hoặc cố tình làm sai. Như vậy, sẽ có 99% TS đáng lẽ bị điểm liệt nếu thi tự luận sẽ thoát liệt nhờ thi trắc nghiệm”. Ông Dũng cho rằng việc để cho những HS này rớt là việc cần thiết vì ngay cả một vài kiến thức tối thiểu cũng không thể vượt qua được thì không thể để HS tốt nghiệp mà rất cần ở lại để có một sự nhìn nhận đúng đắn về giáo dục.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, do các môn trong kỳ thi THPT quốc gia 2017 thi theo hình thức trắc nghiệm trong khi quy định điểm liệt vẫn là 1, nên nhiều khả năng sẽ có rất ít thí sinh rơi vào trường hợp này.

Vì thế sẽ không lọc được những học sinh rất yếu.

Thi trắc nghiệm ít bị điểm liệt
Từ năm 2014 trở về trước tốt nghiệp THPT quy định điểm liệt là điểm 0. Năm 2015, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ nhập vào kỳ thi THPT quốc gia thì theo quy định, điểm liệt từ 1 trở xuống. Thí sinh (TS) bị điểm liệt sẽ không được công nhận tốt nghiệp. Số lượng TS bị điểm liệt và không được công nhận tốt nghiệp khá nhiều.
Ông Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Bộ GD-ĐT, thống kê số TS bị điểm liệt theo từng môn trong năm 2015 như sau: toán: 20.667; lịch sử: 1.083; ngữ văn: 973; địa lý: 550; vật lý: 260; hóa học: 300; sinh học: 300; ngoại ngữ: 175. Số liệu này cho thấy cùng là các môn tự nhiên, với độ khó gần như nhau thì tỷ lệ TS bị điểm liệt các môn thi bằng hình thức trắc nghiệm thấp hơn tự luận. Đặc biệt là giữa môn thuộc khối khoa học tự nhiên.
Cũng từ kết quả thi THPT quốc gia 2016 của các TS dự thi các môn khoa học tự nhiên, tiến sĩ Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT, phân tích với hơn 850.000 TS thi môn toán, khoảng 350.000 thi hóa, 350.000 TS thi lý và khoảng 150.000 TS thi môn sinh, kết quả chỉ khoảng 1% số TS có điểm dưới 2,5 ở 3 môn thi trắc nghiệm (lý, hóa, sinh). Đến 17% số TS có điểm dưới 2,5 khi thi môn toán theo hình thức tự luận.
Theo ông Tùng, kết quả này cho thấy thi tự luận hoặc trắc nghiệm, tỷ lệ TS đạt 7,5 điểm trở lên không thay đổi nhiều. Như vậy, để đạt điểm cao, thi trắc nghiệm hoặc tự luận như nhau. Còn để không bị điểm thấp, thi môn toán tự luận khó gấp 17 lần thi các môn trắc nghiệm.
Từ những kết quả này, ông Ngọc đề nghị với các môn thi trắc nghiệm, điểm liệt phải lớn hơn hoặc bằng 2,5 hoặc tốt nhất là 3 thì mới phù hợp. Ông Tùng cũng cho rằng khi thi trắc nghiệm, những học sinh điểm dưới 2,5 không chỉ không có kiến thức chuyên môn để giải bài mà còn không biết kỹ thuật làm bài thì mới bị điểm này. Bộ GD-ĐT ra đề thi trắc nghiệm mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn và để tránh thiên vị theo phương án nào, Bộ ấn định số câu có câu trả lời đúng A, B, C, hoặc D là như nhau. Tức chỉ cần TS chọn bừa, chẳng hạn đánh toàn bộ bài thi theo một phương án A hoặc B, C, D, là yên tâm có 2,5 điểm.
Quy định về điểm liệt thay đổi khi có kỳ thi THPT quốc gia nhằm 2 mục đích xét tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH
Khả năng trượt tốt nghiệp rất hy hữu
Theo tiến sĩ Trần Nam Dũng, giảng viên Khoa Toán – Tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên, TP.HCM, với quy chế xét tốt nghiệp thoáng (tổng điểm 4 bài thi cộng tổng điểm khuyến khích (nếu có) chia 4 cộng điểm trung bình cả năm lớp 12 chia 2, sau đó cộng tất cả với điểm ưu tiên) và cách cho điểm theo hướng có lợi cho học sinh (HS) của giáo viên ở các trường phổ thông thì chắc chắn là điểm trung bình của HS sẽ được đẩy lên rất cao. Lúc bấy giờ chỉ có điểm liệt là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá HS rất yếu đậu hoặc rớt tốt nghiệp. Tuy nhiên, với quy định điểm liệt là 1 như hiện nay thì chỉ còn tác dụng lọc lại những TS vi phạm quy chế, không biết tô đáp án và không muốn đậu tốt nghiệp. Còn trường hợp những HS rất yếu nhưng vẫn mong muốn đậu thì khả năng trượt chỉ là hy hữu.
Từ một câu hỏi của HS: “Trong bài thi nếu em đánh toàn đáp án A hoặc B có được không?”, ông Dũng phân tích: “Nếu đánh tất cả đáp án A như HS hỏi thì cho dù không chắc 100% nhưng xác suất đậu vẫn quá cao. Tôi đã thử tính, nếu TS tung đồng xu để chọn đáp án (chứ không đánh toàn A hay toàn B) thì xác suất em đó trả lời đúng từ 5 trên 50 câu (tương ứng nhỏ hơn hoặc bằng 1 điểm) sẽ là 0.007, tức chưa đầy 1% HS sẽ bị điểm liệt. Với quy định điểm liệt vẫn là 1 như năm nay quả là quá khó để TS rơi vào tình trạng này, trừ khi TS không chịu làm bài hoặc cố tình làm sai. Như vậy, sẽ có 99% TS đáng lẽ bị điểm liệt nếu thi tự luận sẽ thoát liệt nhờ thi trắc nghiệm”.
Ông Dũng cho rằng việc để cho những HS này rớt là việc cần thiết vì ngay cả một vài kiến thức tối thiểu cũng không thể vượt qua được thì không thể để HS tốt nghiệp mà rất cần ở lại để có một sự nhìn nhận đúng đắn về giáo dục.
Theo Thanh niên