Hàng loạt sinh viên có nguy cơ bị đuổi học vì chuẩn ngoại ngữ mới

0
2122

Mới đây, nhiều trường ĐH ở Sài Gòn áp dụng chuẩn tiếng Anh đầu ra mới. Quy định này được cho là đang khiến hàng trăm sinh viên vấp phải khó khăn, thậm chí đối mặt với nguy cơ bị buộc thôi học.

Cụ thể, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM trước năm 2015 áp dụng chuẩn đầu ra tiếng Anh TOEIC 450. Tuy nhiên, chuẩn đầu ra này liên tục được nâng lên. Năm 2018, chuẩn đầu ra tiếng Anh nâng lên TOEIC 550.

ĐH Luật TP.HCM đang áp dụng chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên là TOEIC 450-600. ĐH Nông lâm TP.HCM áp dụng chuẩn đầu ra tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Bộ GD&ĐT, tương đương cấp độ B1 và đạt các chứng chỉ như TOEFL 450, TOEFL iBT 57, IELTS 4.5, PET 70, BULATS 40 do Trung tâm Ngoại ngữ của trường xác nhận.

ĐH Quốc gia TP.HCM vừa quyết định mức chuẩn mới dành cho sinh viên từ khóa tuyển sinh 2018. Cụ thể, chuẩn đầu ra tiếng Anh cần đảm bảo 4 kỹ năng theo chứng chỉ TOEIC. Trong đó, sinh viên tốt nghiệp ĐH cần đạt tối thiểu 450 điểm TOEIC, riêng mức điểm cho phần nói – viết phải đạt 181 điểm.

Chuẩn tiếng Anh này áp dụng theo khung năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam tương đương bậc 3, còn theo khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung châu Âu tương đương B1.

Yêu cầu chuẩn đầu ra môn Tiếng anh

Được biết hiện nay các doanh nghiệp hầu hết yêu cầu chuẩn đầu ra tiếng Anh đạt từ 600-650 TOEIC. Chính vì thế, chuẩn đầu ra của các trường ĐH dù đã nâng lên nhưng vẫn thấp hơn so với mặt bằng chung yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đây có thể coi là mức tối thiểu sinh viên cần đạt được sau khi ra trường. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều bạn trẻ đang đứng trước nguy cơ treo bằng vì chuẩn tiếng Anh.

Bên cạnh việc nợ chuẩn, nhiều sinh viên còn mua bằng, chứng chỉ giả để gian lận dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Cụ thể, mới đây, ĐH Quốc gia TPHCM đã phát hiện một sinh viên sử dụng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEIC 450 điểm giả để nộp xét tốt nghiệp. Đây là một trong số 10 sinh viên đã học hết 8 năm nhưng không nộp chứng chỉ ngoại ngữ nên chưa đủ điều kiện xét tốt nghiệp. Sau khi bị phát hiện, sinh viên này bị buộc thôi học và không được dự thi vào trường từ 3-5 năm ở bất kỳ hệ đào tạo nào.

Tiếng anh là môn học quan trọng trong các cấp, bậc học

Không chỉ cần thiết trong các bậc học ở THPT, Tiếng anh còn có vai trò vô cùng quan trọng trong các bận Đại học, Cao đẳng.

Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình học, môn học này trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng sử dụng tiếng Anh cơ bản trong đời sống, học tập và hoạt động nghề nghiệp sau này. Sau khi học xong, người học đạt được trình độ năng lực ngoại ngữ bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cụ thể:

Tiếng anh là môn học quan trọng trong các cấp, bậc học

– Về kiến thức, người kết thúc chương trình có thể sử dụng được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm). Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.

– Về kỹ năng, với kỹ năng nghe, người học nghe và xác định các thông tin liên quan đến thành viên gia đình, các hoạt động giải trí trong thời gian rảnh, vị trí đồ đạc trong nhà, các loại thức ăn và đồ uống phổ biến, các hoạt động trong các dịp lễ hoặc sự kiện đặc biệt, du lịch, các hoạt động hằng ngày, sở thích, kế hoạch trong tương lai, ngoại hình, tính cách và mua sắm.

– Với kỹ năng nói, người học tự giới thiệu bản thân, gia đình, nghề nghiệp, trình bày sở thích, chỉ đường đến những địa điểm thông thường, đặt câu hỏi về số lượng, trình bày về những ngày lễ hoặc sự kiện đặc biệt, du lịch các hoạt động hằng ngày và các sở thích, các kế hoạch cho các ngày lễ và sự kiện đặc biệt, mô tả tính cách và ngoại hình của bản thân và người khác, giới thiệu các sản phẩm công nghệ và công dụng; mô tả thói quen mua sắm.

– Còn với kỹ năng đọc, người học hiểu đại ý và thông tin chi tiết thông qua các bài đọc có liên quan đến các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi, nơi chốn, các món ăn và thức uống phổ biến, các ngày lễ đặc biệt và kỳ nghỉ, các hoạt động hằng ngày và các sở thích, cách chào đón năm mới ở các quốc gia, sự phát triển của công nghệ và thói quen mua sắm…

Có lẽ trong bối cảnh các trường ĐH đồng loạt nâng chuẩn tiếng Anh đầu ra, sẽ có nhiều sinh viên phải lao đao, chật vật mới có thể tốt nghiệp ra trường với tấm bằng cử nhân cầm trên tay.