Giáo viên còn đó nhiều tâm trạng lo lắng, học sinh quá tải, thì thay đổi sách làm gì?

0
956
nhieu-co-hoi-vao-dai-hoc-bang-diem-thi-danh-gia-nang-luc

Xung quanh phát biểu ông Nguyễn Lân Hiếu về việc thay sách giáo khoa mới đến năm thứ 4 vẫn còn lúng túng, hạn chế, nhiều bạn đọc cho rằng đây là ý kiến xác thực, thẳng thắn. Do đó, cần nghiêm túc rút kinh nghiệm và đưa ra những quyết sách đúng.

Giáo viên còn đó nhiều tâm trạng lo lắng, học sinh quá tải, thì thay đổi sách làm gì? - Ảnh 1.

Học sinh lớp 6/6 Trường THCS Lý Thánh Tông (Q.8, TP.HCM) trong một tiết học môn lịch sử – địa lý – Ảnh: ANH KHÔI

Nhằm góp thêm một góc nhìn, chuyên mục Bạn đọc làm báo giới thiệu một số phản hồi tiêu biểu dưới đây:

Đổi mới giáo dục giống như việc trồng cây

Nói như vậy để thấy rằng hiện tại chúng ta đã có “giống” rồi nhưng người “trồng cây”, am hiểu “giống” chưa sẵn sàng thì cây làm sao phát triển tốt.

Vậy giờ Bộ Giáo dục và Đào tạo phải làm gì?

Trước khi tiến hành cải cách và áp dụng thì giáo viên phải được tập huấn, có đủ trình độ và số lượng từng trường thì mới áp dụng vào dạy học chứ, đằng này bộ ra thời gian áp dụng thì trường nói không đủ giáo viên.

Không có người dạy, còn người giáo viên thì nói chỉ dạy chuyên môn chính lâu nay, chứ dạy thêm mấy môn khác trong tích hợp bộ môn thì họ không đủ tự tin, vậy người học sinh ở đây học được gì, có đảm bảo chất lượng dạy và học không?

Mục tiêu thay đổi sách giáo khoa nghe rất hay, phù hợp với xu hướng chung thế giới nhưng thực tế triển khai có rất nhiều bất cập, khó khăn với nhà trường, giáo viên”.

Đó cũng là lý do tại sao hiện nay giáo viên bỏ dạy rất nhiều và những người đang chuẩn bị đến tuổi hưu cũng đang cầm cự cho hết một vài năm nữa chịu đấm ăn xôi rồi nghỉ luôn, chứ không hẳn chỉ việc trước mắt.

Đội ngũ giáo sinh đang sắp tốt nghiệp thì mấy ai đảm nhiệm được như giáo viên đang dạy vì kiến thức có thể họ mới được đào tạo nhưng kinh nghiệm dạy chưa có, thì hậu quả là cả một thế hệ học sinh sắp tới sẽ có chất lượng kém rất nhiều.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cân nhắc thấu đáo cũng như xem xét thêm nhiều khía cạnh về chất lượng học sinh sau khi đánh giá sau cải cách giáo dục được là gì, cần phải có số liệu rõ ràng, chứ không nói chung chung là tốt hơn nhiều, có chất lượng hơn mà không có con số rõ ràng nào hết.

DUNG HUỲNH

Chương trình đang quá nặng so với lứa tuổi các em

Tôi có cảm nhận, các nhà thiết lập cải cách giáo dục và biên soạn sách giáo khoa hình như quá kỳ vọng vào trình độ IQ con cháu của chúng ta.

Cần phải biết trong thực tế tỉ lệ cận thiên tài và thiên tài thông thường chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng thể.

NANG NGUYEN

Thật sự rất nhiều bất cập. Đơn cử như với học lớp 7, để các em ấy hiểu được nguyên tử hay thành phần nguyên tử là điều không dễ. Chưa nói phần bài tập thì không có, khả năng vận dụng thì không.

Theo tôi, biên soạn sách giáo khoa rất nặng nề và còn rất nhiều sạn.

LÊ ANH

Các bác đang xem con cháu thế hệ này quá giỏi hay là ép để các cháu phải giỏi. Lớp 10 mà đã cho các em học những thứ quá xa vời, đưa kiến thức của đại học xuống, thử hỏi tâm lý của các em đã đủ thẩm thấu đâu!

Sách thì mỗi bên viết ngữ liệu mỗi kiểu. Cái gì mới cũng sẽ khó khăn, nếu khó thì có thể từng bước khắc phục, nhưng sợ nhất là nó đi lệch, vì một khi đã lệch thì không còn kịp để sửa nữa, nên mong các nhà quản lý phải thận trọng từng bước trong việc tạo ra “con người”.

NHÂN VĂN

Không nên viết lại sách giáo khoa vì chưa đủ lực và quá tốn kém

Nó không phải lúng túng và hạn chế, mà nó là một sai lầm lớn. Nếu như học sinh không học lý, hóa, sinh mà dùng sách giáo khoa lớp 10 cải cách thì thất bại.

Bởi lẽ trong sách giáo khoa có liên quan đến lý. Vấn đề thứ hai là sắp xếp các chương không khoa học giữa hình và đại, lộn xộn. Chương 2 không cần thiết với các em, chương 6 phần sai số đã học ở lớp 7, phần xác suất thì nặng.

Trước đây xác suất nằm ở lớp 12, sau đó đưa xuống 11 đã thấy khó, giờ đưa xuống lớp 10 lại càng khó với các em.

Theo tôi, không nên viết lại sách giáo khoa. Quá tốn kém nhưng học sinh vẫn không thay đổi nếu không dẹp điểm cộng học bạ.

LÊ VĂN NINH

Theo tôi, sách giáo khoa là kiến thức phổ thông căn bản, vì vậy không nên thay đổi sách trong khoảng thời gian quá ngắn.

Trước tiên, đã có thầy cô giáo đứng lớp cập nhật và bổ sung; phụ huynh và các kênh phong phú khác cũng rất hữu ích. Hơn nữa, có thể sử dụng sách khác bổ sung (không bắt buộc) để cập nhật kịp thời các thay đổi.

Mặt khác, nếu đổi mới mà chỉ dừng ở “việc sử dụng từ”, chẳng hạn 1 + (“cộng”) 1, thay bằng 1 + (“với”) 1 thì cần xem lại.

Theo Báo Tuổi Trẻ