Thương mại điện tử: Ngành học ‘lên ngôi’ trong kỷ nguyên số

0
1591

Khi kinh doanh trực tuyến dần trở nên phổ biến thì những ngành học liên quan như thương mại điện tử cũng trở thành xu hướng mới, hấp dẫn nhiều bạn trẻ.

Kinh doanh thông qua phương tiện công nghệ đang dần thay thế các phương thức truyền thống. Những ông lớn xuất hiện trong loại hình kinh doanh này như: Lazada, Tiki, Ebay… đã minh chứng cho câu nói của Bill Gates: “Từ 5 đến 10 năm nữa, nếu bạn không kinh doanh qua Internet, thì tốt nhất bạn đừng nên kinh doanh nữa”. Đó cũng là lý do để thương mại điện tử trở thành ngành học hấp dẫn trong thời gian gần đây.

Ngành học “lên ngôi” trong kỷ nguyên số hóa

Tại Việt Nam, xu hướng kinh doanh, marketing sẽ chuyển dần sang hình thức trực tuyến và chiếm phần lớn doanh thu cũng như thị phần các ngành nghề. Từ nền móng đó, thương mại điện tử được xem là lĩnh vực nghề nghiệp hấp dẫn nhiều bạn trẻ.

Có thể nói, thị trường kinh doanh theo phương thức hiện đại hay nền thương mại điện tử của Việt Nam đang phát triển mạnh. Đây là khẳng định của Bộ Công thương trong một cuộc họp mới đây, dựa trên cơ sở đơn hàng điện tử của các doanh nghiệp đang ngày càng nhiều. Theo dự đoán của Google và Temasek, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam năm 2025 sẽ đạt khoảng 8 tỷ USD.

Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều đang chuyển mình mạnh mẽ. Những tín hiệu lạc quan ấy là cơ sở để các bạn trẻ vững tin chọn lựa ngành học dẫn đầu xu hướng.Chỉ tính riêng Lazada, đơn hàng trung bình năm 2016 của đơn vị này gấp 6 lần năm 2014. Với một doanh nghiệp lớn, trung bình nhận 15.000-20.000 đơn hàng/ngày, mức tăng 600% là rất lớn, cho thấy thị trường đang phát triển mạnh. Tiki mới đây cũng cho biết, lượng đơn hàng vận chuyển thành công tới tay khách đặt mua đã tăng 3-4 lần trong một năm trở lại đây.

Đào tạo TMĐT bằng chương trình song ngữ

Năm 2016 chứng kiến cuộc đổ bộ chưa từng có của các ông lớn thương mại điện tử  trong nước lẫn bán lẻ nước ngoài. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực hội nhập, chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử cần được thiết kế theo mô hình song ngữ, trên 50% chương trình học bằng tiếng Anh.

Việc sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong dạy và học giúp sinh viên khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin trực tuyến, hội nhập sâu rộng vào mảnh đất kinh doanh sôi động và giàu tiềm năng này.

Từ nguồn giáo trình liên tục cập nhật, kế thừa từ tinh hoa nghiên cứu mới nhất về thương mại điện tử và kiến thức chuyên sâu của các trường đại học hàng đầu thế giới tại Mỹ, Anh… sinh viên nhanh chóng tiếp cận bức tranh thương mại điện tử toàn cầu, chủ động đoán định xu hướng. Qua đó, sinh viên có thể phát huy tối đa kiến thức marketing và chiến lược bán hàng trực tuyến, kỹ năng xây dựng chiến lược kinh doanh…

Dưới sự dẫn dắt của đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản tại các trường đại học hàng đầu thế giới và những chuyên gia đầu ngành, người học dễ dàng lĩnh hội được kiến thức về nghiệp vụ thương mại, thuế, thanh toán điện tử, quy trình giao thương trực tuyến, an toàn và bảo mật trong giao dịch điện tử…

Bên cạnh đó, học tập kinh doanh thực tế tại các kênh thương mại điện tử lớn đang hoạt động tại Việt Nam cũng là việc làm cần thiết, góp phần củng cố kiến thức học tập tại trường. Đặc biệt, việc trực tiếp thực hiện các chiến dịch bán hàng sẽ giúp sinh viên nắm bắt kỹ năng nghề nghiệp tốt nhất.

Zing