Bí quyết chinh phục môn Ngữ Văn THPT Quốc gia 2017 trong 7 tuần

0
3044

Chỉ còn 7 tuần nữa là đến kỳ thi THPT Quốc gia 2017. Để làm tốt bài thi môn Ngữ văn, trong khoảng thời gian này, các em cần nắm trong tay điểm nhấn” trong định hướng ôn tập thi THPT Quốc gia 2017.

Qua báo Infonet, TS. Phạm Hữu Cường (Trung tâm Luyện thi Thầy Cường) sẽ chia sẻ cùng các sĩ tử bí quyết nắm điểm cao môn Ngữ Văn trong kỳ thi THPT quốc gia 2017.

Thầy Phạm Hữu Cường cho hay: “Ở phần đọc hiểu và nghị luận xã hội nên chú ý‎ đến các văn bản liên quan đến các vấn đề về bảo vệ văn hóa dân tộc, chống xâm hại trẻ em, sự sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp, sự dấn thân và ‎ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ…

Phần nghị luận văn học, thí sinh nên ôn tập tất cả các văn bản tác phẩm trong chương trình ngữ văn 12, đặc biệt chú trọng các bài Đất Nước, Việt Bắc, Sóng, Người lái đò sông Đà, Rừng xà nu, Vợ chồng A Phủ, Chiếc thuyền ngoài xa.  Không cần ôn các bài Đàn ghi-ta của Lor-ca, Những đứa con trong gia đình.

Làm chủ môn Ngữ văn trong 7 tuần

Chỉ còn 7 tuần nữa là đến kỳ thi THPT Quốc gia 2017. Để làm tốt bài thi môn Ngữ văn, trong khoảng thời gian này, các em cần tổng ôn, kiểm tra lại kiến thức nhất là thông qua các sơ đồ tư duy; hệ thống hóa và luyện tập phương pháp, kĩ năng làm bài thi; vừa ôn tập các trọng tâm vừa luyện đề và rút kinh nghiệm.

Bí quyết chinh phục môn Ngữ Văn THPT Quốc gia 2017 trong 7 tuần - 2

Sơ đồ tư duy về phong cách ngôn ngữ

Khi luyện đề, nên thực hiện dưới cả 2 hình thức là lập dàn ý chi tiết và viết thành bài hoàn chỉnh, luyện càng nhiều đề càng tốt. Đây là hình thức củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phương pháp làm bài tốt nhất.

Đề dùng luyện tập và trọng tâm ôn tập phải do các thầy cô giỏi, giàu kinh nghiệm đề ra. Ngay cả các thí sinh có khả năng tự học tốt, cũng cần có sự hướng dẫn sáng suốt của các thầy cô giỏi và giàu kinh nghiệm.

Bí quyết chinh phục môn Ngữ Văn THPT Quốc gia 2017 trong 7 tuần - 3

Sơ đồ tư duy về phương thức biểu đạt

Các em nên học có trọng tâm, trọng điểm, nên học văn theo ‎ý, không học thuộc lòng; nên hệ thống kiến thức và kĩ năng cần thiết theo dạng sơ đồ tư duy, sử dụng các “từ khóa” một cách ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu nhất.

Khi học, nên liên hệ giữa kiến thức Ngữ văn với thực tế đời sống, kiến thức sẽ trở nên sinh động, gần gũi và hấp dẫn hơn. Hệ thống ‎ý của mỗi bài, mỗi vấn đề càng rành mạch, sắp xếp càng hệ thống và nổi bật thì càng dễ nhớ”.