Đề án 749 tỷ đồng đổi mới thi THPT quốc gia bị thu hồi

0
1434
Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo vừa yêu cầu thu hồi Quyết định phê duyệt Đề án Đổi mới thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm giai đoạn 2018-2020, với lý do nội dung tài chính thiếu khả thi, trùng lắp…
Quyết định số 1475 phê duyệt Đề án trên do Thứ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Nguyễn Hữu Độ ký ngày 17.4.2018 với mục đích đảm bảo sự ổn định và làm cơ sở để tiếp tục thực hiện lộ trình đổi mới thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2021 trở đi phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới.
Tuy nhiên, thông tin chính thức mà Bộ Giáo dục – Đào tạo vừa gửi báo chí nêu rõ sau khi một số báo đăng thông tin về Quyết định này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo đã chỉ đạo kiểm tra lại nội dung Đề án, xét thấy nội dung về tài chính được tính toán tích hợp từ nhiều nguồn liên quan, có sự trùng lắp, một số nội dung thiếu khả thi; một số khoản mục là chi phí gián tiếp chứ không trực tiếp cho hoạt động tổ chức thi. Do vậy, Bộ trưởng đã chỉ đạo thu hồi Đề án để tiếp tục hoàn thiện.

Cụ thể, theo phản ánh trước đó, trong Đề án này, tổng kinh phí thực hiện trong 3 năm từ năm 2018 – 2020 sẽ phải chi 749 tỷ đồng đề thực hiện. Trong đó, năm 2018 sẽ chi 344 tỷ đồng, năm 2019 chi 203 tỷ đồng và năm 2020 số kinh phí là 201,6 tỷ đồng.

Trong danh mục tính toán, việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa phục vụ ra đề thi được chú trọng với tổng số tiền là hơn 266 tỷ đồng. Trong đó, năm 2018 dự kiến đầu tư hơn 84,7 tỷ đồng cho việc xây dựng ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa.

Trong danh mục tính toán, việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa phục vụ ra đề thi được chú trọng với tổng số tiền là hơn 266 tỷ đồng. Trong đó, năm 2018 dự kiến đầu tư hơn 84,7 tỷ đồng cho việc xây dựng ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa.

Đề án cũng chú trọng việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ tổ chức thi và tuyển sinh, đồng thời xây dựng và đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng trung tâm tổ chức thi vệ tinh quốc gia với tổng kinh phí là 317 tỷ đồng (trong đó riêng năm 2018 kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ tổ chức thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm là 153 tỷ đồng).

Ngoài ra, việc chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật và các phần mềm cũng được triển khai chuẩn bị cho thi trên máy tính từ năm 2021 nếu điều kiện cho phép; xây dựng hệ thống 24 trung tâm tổ chức thi vệ tinh quốc gia…

Tuy nhiên, thông tin về mức kinh phí của đề án đã khiến dư luận hoài nghi và cho rằng mức tiền gần 750 tỷ đồng chi trong 3 năm đổi mới thi cử là quá lớn.

Về con số 749 tỷ đồng, lãnh đạo Bộ giải thích, đó là con số khái toán cho 3 năm từ 2018-2020. Bộ phận soạn thảo đã đưa vào khái toán nhiều khoản kinh phí không trực tiếp cho hoạt động tổ chức thi THPT QG và tuyển sinh ĐH, CĐ.

Ví dụ: Kinh phí từ Đề án Ngoại ngữ quốc gia, Dự án Hỗ trợ Đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP), Chương trình Phát triển các trường sư phạm (ETEP). Cách khái toán này đã dẫn đến sự không thống nhất trong cách hiểu, cần phải nghiên cứu điều chỉnh cả nội dung và vấn đề tài chính khi soạn thảo Đề án.

Theo Thanhnien, Danviet