Số thí sinh không đăng ký xét tuyển tập trung nhiều nhất ở nơi các em có nhiều cơ hội nhất để du học, tiếp tục học tập, học nghề… ở các bậc đào tạo khác, hoặc tìm kiếm việc làm.
Tối 24-8, Bộ Giáo dục và đào tạo đã công bố phân tích dữ liệu thí sinh không đăng ký xét tuyển đại học năm 2022.
Theo Bộ Giáo dục và đào tạo, điểm khác biệt căn bản trong việc đăng ký xét tuyển năm 2022 là thí sinh đăng ký nguyện vọng lên hệ thống sau khi đã biết kết quả thi tốt nghiệp THPT.
“Số liệu năm 2022 thể hiện con số thực chất, thực lực của thí sinh có khả năng cạnh tranh xét tuyển vào đại học, mong muốn vào học đại học sau khi đã có đầy đủ thông tin về kết quả thi tốt nghiệp THPT (kể cả điểm sau phúc khảo). Đây là tín hiệu tích cực thể hiện các định hướng và quyết định chủ động của thí sinh khi có đủ thông tin”, bộ nhận định.
Theo số liệu thống kê, năm 2020, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống là 642.270; năm 2021 số lượng là 794.739. Theo đó, số thí sinh đăng ký xét tuyển năm 2022 giảm so với năm 2021 khoảng 20% và chỉ giảm 3,4% so với năm 2020.
Bộ cũng đã công bố một số phân tích trên cơ sở dữ liệu của 315.993 thí sinh ban đầu có dự kiến đăng ký xét tuyển vào đại học nhưng sau đó đã không nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển lên hệ thống.
1. Tỉ lệ thí sinh không đăng ký xét tuyển theo các miền trên cả nước:
2. Tỉ lệ thí sinh không đăng ký xét tuyển theo các vùng trên cả nước:
3. 20 địa phương có số thí sinh không đăng ký xét tuyển nhiều nhất:
4. Tỉ lệ thí sinh không đăng ký xét tuyển theo các khu vực ưu tiên:
5. Thống kê điểm theo các tổ hợp xét tuyển chính của các thí sinh không đăng ký xét tuyển (lần lượt đồ thị ngang là theo các khối D1, C0, B0, A1, và A0):