Bộ GD-ĐT đã lý giải cách xác định điểm sàn đại học năm 2017 là 15,5 cho tất cả các khối thi.
Và ngay khi Hội đồng họp kết thúc, điểm sàn xét tuyển Đại học chính thức được công bố.Theo đó, điểm sàn xét tuyển đại học của tất cả các khối của năm 2017 là 15,5 điểm.
1. Thống kê số liệu dự thi/đăng ký xét tuyển
– Năm nay cả nước có 865.975 thí sinh dự thi. Số thí sinh đăng ký sử dụng kết quả để xét tuyển ĐH là 640.425
– Tổng chỉ tiêu ĐH xét tuyển bằng kết quả kỳ thi THPT quốc gia là 332.496
– Số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển:
A: 883.768 34,59%
A1: 286.760 11.22%
B: 282.984 11.08%
C: 277.722 10.87%
D1: 608.632 23,82%
2. Phổ điểm các khối thi đã tính điểm ưu tiên
Điểm trung bình Số TS từ 15,5 điểm trở lên
A (Toán, Lý, Hóa) 18,38 272.130
A1 (Toán, Lý, Anh) 17,86 251.437
B (Toán, Hóa, Sinh) 17,72 254.008
C (Văn, Sử, Địa) 18,66 233.909
D (Toán, Văn, NN) 17,51 403.404
Điểm trung bình các khối thi sau khi có điểm ưu tiên không khác biệt nhau nhiều.Khối D có số lượng thí sinh đạt trên sàn cao do đây là 3 môn bắt buộc, hầu như tất cả thí sinh đều dự thi.Dù số lượng thí sinh khối D đạt trên sàn cao nhưng tổng số nguyện vọng xét tuyển vào khối D chỉ khoảng 24%, trong khi đó khối A có tổng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển gần 35%Số lượng thí sinh đạt từ 15,5 điểm trở lên chưa lọc thí sinh trùng, nghĩa là một thí sinh có thể có tên trong nhiều khối thi.
Do đó nếu chỉ dựa vào phổ điểm để xác định số lượng thí sinh trên điểm sàn thì số lượng thí sinh ảo sẽ rất lớn, lớn hơn rất nhiều so với bất kỳ năm nào trước đây.Cần thiết phải lọc thí sinh trùng để đảm bảo con số tương đối sát thực tế về nguồn tuyển cho các trường trong năm nay.
3. Lọc thí sinh trùng, xác định hệ số dư dôi tổng quát
– Không phân biệt khối thi
– Mỗi thí sinh trên điểm sàn được tính 1 lần duy nhất, không phân biệt số thứ tự NV
Điểm sàn Số TS trên sàn Tổng chỉ tiêu Hệ số dư dôi
15 554.305 332.496 1,67
15,5 535.798 332.496 1,61
16 515.086 332.496 1,55
Thí sinh trên điểm sàn nhưng không phải tất cả đều đăng ký xét tuyển vào trường phù hợp với điểm thi của mìnhKhông phải có hệ số dư dôi thì các trường tuyển đủ chỉ tiêu
Nhiều thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học
Nhiều thí sinh có điểm cao nhưng không trúng tuyển vào ngành/trường yêu thích nên không đăng ký xét tuyển
Nhiều trường/ngành có số lượng thí sinh đăng ký rất thấp so với chỉ tiêu
Thí sinh có điểm cao ở các tỉnh dồn về thành phố lớn trong khi thí sinh điểm thấp thành phố lớn không di chuyển về các trường đại học địa phương
Do đó năm nào tổng nguồn tuyển cũng lớn so với chỉ tiêu nhưng các trường vẫn tuyển không đủ chỉ tiêu.
4. Lọc thí sinh trùng theo NV1 trên sàn
+ Dựa vào phân tích dữ liệu đăng ký xét tuyển của thí sinh (trước khi điều chỉnh)
+ Chưa kể số thi sinh năng khiếu
Điểm sàn Hệ số dư dôi
15 1,45
15,5 1,39
16 1,33
– Phương án này có tính thực tế hơn do NV1 là đúng với ngành/trường mà các em yêu thích nhất
– Không phải tất cả thí sinh có NV1 trên sàn đều trúng tuyển do đăng ký vào ngành/trường có điểm chuẩn cao hơn kết quả thi
– Nhiều trường/ngành còn dư nhiều chỉ tiêu nhưng rất ít hay thậm chí không có thí sinh đăng ký xét tuyển NV1
– Do đó dù tổng số thí sinh chỉ tính NV1 trên sàn cao hơn chỉ tiêu, sát với thực tiễn hơn nhưng không phải trường nào cũng tuyển đủ chỉ tiêu
5. Kết quả chạy phần mềm dự báo
– Với hệ thống phần mềm xét tuyển/lọc ảo và cơ sở dữ liệu năm nay, Bộ đã có thể tính toán, dự báo tổng thể tình hình xét tuyển đợt 1.
– Kết quả này đương nhiên sẽ có sự thay đổi sau khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng
– Với điểm sàn 15,5 điểm thì trong đợt xét tuyển đầu tiên:
Có 85 trường đạt chỉ tiêu 100%
Có 66 trường đạt chỉ tiêu từ 80 đến 99%
Có 83 trường đạt chỉ tiêu từ 40 đến 79%
Tất cả các trường trong cả nước tuyển được 83% tổng chỉ tiêu trong đợt 1
Dự báo này phù hợp với những năm trước, kể cả những năm tuyển sinh theo phương thức “3 chung” (tỉ lệ tuyển sinh đợt 1 nằm trong khoảng 75-85%)
Sau khi kết thúc xét tuyển đợt 1, các trường còn thiếu chỉ tiêu tiếp tục xét tuyển các đợt bổ sung
– Tính toán dự báo cho thấy điểm sàn ít ảnh hưởng đến tỉ lệ tuyển sinh trong đợt 1. Nếu điểm sàn 18 điểm thì đợt 1 tuyển được 74% tổng chỉ tiêu; nếu điểm sàn 13 thì đợt 1 tuyển được 87% tổng chỉ tiêu
– Mặc dù thí sinh được đăng ký với số nguyện vọng không giới hạn nhưng thí sinh vẫn tập trung đăng ký vào một số ngành/trường yêu thích, không phân bố đều giữa các trường
– Một số trường/ngành có số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vượt rất xa chỉ tiêu cần tuyển tuy nhiên một số trường/ngành khác có số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển rất thấp so với chỉ tiêu
– Các trường có thể tuyển sinh nhiều đợt trong năm theo đề án tuyển sinh đã công bố.
Thí sinh nên lưu ý phổ điểm chỉ là một yếu tố trong rất nhiều yếu tố tác động đến điểm trúng tuyển của các trường.
Do vậy, để đảm bảo khả năng trúng tuyển vào các ngành phù hợp, các thí sinh vẫn phải cân nhắc để lựa chọn đủ các ngành có khả năng trúng tuyển ở các mức khác nhau; đồng thời phải cân nhắc kỹ trật tự đặt các nguyện vọng này.
VTC