Cập nhật: Điểm sàn, điểm chuẩn dự kiến của các trường Đại học năm 2020

0
1362

Các trường Đại học trên cả nước đang lần lượt dự báo mức điểm chuẩn và công bố mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển vào Đại học chính quy năm 2020.

. Các trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm nay, ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 1.650 chỉ tiêu cho 32 ngành đào tạo. Trong đó, trường dành 1.485 chỉ tiêu cho phương thức tuyển sinh bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, 110 chỉ tiêu cho phương thức tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và 55 chỉ tiêu cho phương thức khác. Ba ngành có ngưỡng điểm cao nhất là Máy tính và Khoa học thông tin, Công nghệ Kỹ thuật hóa học, Công nghệ Sinh học với 21 điểm.

Trong trường hợp số thí sinh đạt ngưỡng điểm trúng tuyển vượt quá chỉ tiêu của ngành, nhóm ngành và chương trình đào tạo, các thí sinh xét bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách sẽ được xét theo điều kiện phụ: tổng điểm ba môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển (không nhân hệ số và chưa làm tròn), nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn.

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: Vì năm ngoái, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường ở mức từ 15 đến 19 điểm nên năm nay dự kiến, mức điểm này có thể tăng từ 0,5 đến 1 điểm.

Năm nay Khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội) sẽ xác định điểm sàn 17 ngành, dự kiến điểm chuẩn có thể cao hơn năm ngoái nhưng không chênh lệch nhiều. Còn Đại học Ngoại ngữ dự kiến sẽ lấy ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào các ngành ngôn ngữ là 18 điểm, các ngành đào tạo giáo viên sẽ theo mức điểm chung của Bộ GD&ĐT.

Đại học Công nghệ dự kiến ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng sẽ tăng nhẹ so với năm ngoái. Trong đó, một số ngành có điểm sàn dự kiến khá cao, cao nhất là Công nghệ thông tin (CN1) 24 điểm. Các ngành như Máy tính, Robot, Kỹ thuật điều khiển, Tự động hóa, Khoa học máy tính (CN8, CN2, CN11) là 22 điểm. Ngành Điện tử viễn thông, Cơ điện tử chất lượng cao lấy điểm sàn 20 điểm. Các nhóm ngành còn lại lấy điểm sàn 18.

Khoa Quản trị kinh doanh công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ngành Quản trị Doanh nghiệp và Công nghệ (MET) là 18, ngành Marketing và Truyền thông (MAC) là 17. Để xét tuyển vào Khoa, điểm thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh phải >= 5 điểm.

Đại học Việt Nhật công bố điểm sản cho ngành Nhật Bản học là 18 điểm.

Chi tiết điểm sàn các trường như sau:

Cập nhật: Điểm sàn, điểm chuẩn dự kiến của các trường Đại học năm 2020 - Ảnh 1.
Cập nhật: Điểm sàn, điểm chuẩn dự kiến của các trường Đại học năm 2020 - Ảnh 2.
Cập nhật: Điểm sàn, điểm chuẩn dự kiến của các trường Đại học năm 2020 - Ảnh 3.
Cập nhật: Điểm sàn, điểm chuẩn dự kiến của các trường Đại học năm 2020 - Ảnh 4.
Cập nhật: Điểm sàn, điểm chuẩn dự kiến của các trường Đại học năm 2020 - Ảnh 5.
Cập nhật: Điểm sàn, điểm chuẩn dự kiến của các trường Đại học năm 2020 - Ảnh 6.
Cập nhật: Điểm sàn, điểm chuẩn dự kiến của các trường Đại học năm 2020 - Ảnh 7.

2. Các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Bách khoa dự kiến điểm chuẩn sẽ tăng so với năm ngoái. Cụ thể, với 25,75 điểm, ngành Khoa học máy tính là ngành có mức điểm chuẩn cao nhất năm 2019. Một số chuyên ngành giảng dạy bằng tiếng Anh và tăng cường tiếng Nhật sẽ mở trong năm nay, thí sinh sẽ có thêm cơ hội.

Đại diện Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết phổ điểm các môn thi đều tăng nên các tổ hợp môn xét tuyển truyền thống đều tăng, do vậy điểm chuẩn tất cả các tổ hợp cũng sẽ tăng. Riêng tổ hợp D01 điểm chuẩn sẽ không biến động nhiều do phổ điểm môn tiếng Anh tăng nhẹ nhất là 0,22. Những ngành “hot” của trường như quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quan hệ quốc tế, báo chí, tâm lý, truyền thông… sẽ tăng nhẹ 0,5-1 điểm.

ĐH Khoa học Tự nhiên dự báo nhóm ngành máy tính và Công nghệ thông tin, Hóa học, Công nghệ sinh học sẽ có xu hướng tăng. Ngành CNTT tăng từ 2-3 điểm, chương trình tiên tiến Khoa học máy tính (tăng cao nhất) đến nhóm ngành máy tính và CNTT; hóa học và sinh học tăng từ 1-2,5 điểm; công nghệ sinh học và công nghệ sinh học CLC tăng ít nhất 2 điểm; kỹ thuật điện tử viễn thông, chương trình Việt Pháp CNTT, kỹ thuật hạt nhân tăng ít nhất 1 điểm; kỹ thuật điện tử viễn thông CLC, công nghệ kỹ thuật môi trường, toán học điểm chuẩn tăng ít nhất 0,5-1 điểm. Các ngành khoa học vật liệu, địa chất học và hải dương học điểm sẽ tăng rất ít, thậm chí không tăng.

ĐH Quốc tế dự kiến điểm chuẩn tất cả các ngành sẽ tăng từ 2-4 điểm theo phương thức thi tốt nghiệp THPT ở các ngành Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Logistics và Công nghệ thông tin; khối Kỹ thuật và chương trình liên kết quốc tế dự kiến sẽ tăng 1-3 điểm.

ĐH Kinh tế – Luật xác định mức điểm nhận hồ sơ là 19 điểm (áp dụng cho tất cả ngành và tổ hợp xét tuyển).

3. Đại học Bách khoa Hà Nội

Ngày 5/9, ĐH Bách khoa Hà Nội đã thông báo Dự báo điểm chuẩn trúng tuyển hệ đại học chính quy năm 2020. Đáng chú ý là các ngành Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo có điểm chuẩn dự kiến cao nhất, lên đến 28-29 điểm.

Cập nhật: Điểm sàn, điểm chuẩn dự kiến của các trường Đại học năm 2020 - Ảnh 8.
Cập nhật: Điểm sàn, điểm chuẩn dự kiến của các trường Đại học năm 2020 - Ảnh 9.
Cập nhật: Điểm sàn, điểm chuẩn dự kiến của các trường Đại học năm 2020 - Ảnh 10.
Cập nhật: Điểm sàn, điểm chuẩn dự kiến của các trường Đại học năm 2020 - Ảnh 11.
Cập nhật: Điểm sàn, điểm chuẩn dự kiến của các trường Đại học năm 2020 - Ảnh 12.

4. Đại học Kinh tế Quốc dân

Theo đại diện trường ĐH Kinh tế Quốc dân, dựa vào mức phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp năm nay, dự đoán mức trúng tuyển của trường tăng từ 1-3 điểm tùy ngành. Bên cạnh đó, trường cũng thông báo mức điểm sàn hệ đại học chính quy là 20 điểm (bao gồm điểm thi tốt nghiệp theo tổ hợp, điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và ưu tiên xét tuyển đối với các ngành có tổ hợp môn tính hệ số 1).

Dưới đây là điểm trúng tuyển của các đối tượng 2, 3, 4, 5 như sau:

Cập nhật: Điểm sàn, điểm chuẩn dự kiến của các trường Đại học năm 2020 - Ảnh 13.
Cập nhật: Điểm sàn, điểm chuẩn dự kiến của các trường Đại học năm 2020 - Ảnh 14.

5. Đại học Ngoại thương

Trường ĐH Ngoại thương vừa công bố ngưỡng điểm trúng tuyển chính thức đại học hệ chính quy theo phương thức xét tuyển 3 – xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

Cập nhật: Điểm sàn, điểm chuẩn dự kiến của các trường Đại học năm 2020 - Ảnh 15.

Bên cạnh đó, trường cũng công bố điểm sàn nhận mức hồ sơ đăng ký xét tuyển cho các hình thức như sau:

– Điểm sàn với các chương trình tiên tiến khác và chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh là 17 điểm.

– Điểm sàn đối với chương trình ngôn ngữ thương mại là 16,5 (các chương trình ngôn ngữ thương mại chỉ xét tổ hợp 2 môn Toán – Văn).

– Điểm sàn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển theo Phương thức 4 – xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 theo các tổ hợp môn là 23 điểm đối với tất cả các chương trình giảng dạy tại trụ sở chính Hà Nội và Cơ sở 2 – TP.HCM; đối với các chương trình giảng dạy tại Cơ sở Quảng Ninh, điểm sàn là 18 điểm.

Một số trường Đại học khác công bố ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào như sau:

ĐH Luật Hà Nội lấy điểm sàn tổ hợp C là 20 điểm, các tổ hợp khác là 18 điểm. Riêng ngành Luật Thương mại quốc tế và Ngôn ngữ Anh, điểm thi Tiếng Anh phải đạt từ 7 trở lên. Thí sinh dự tuyển và theo học phân hiệu tại Đắk Lắk phải có điểm tổ hợp 3 môn xét tuyển từ 15 trở lên. Thí sinh đăng ký xét tuyển chương trình liên kết đào tạo với ĐH Arizona (Mỹ) phải đạt từ 15 điểm trở lên và có IELTS từ 5.0 trở lên hoặc tương đương.

Đại học Kinh doanh Công nghệ chia điểm sàn theo 2 phương thức xét tuyển, riêng khối ngành sức khỏe có ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào riêng. Với phương thức xét tuyển học bạ, điểm sàn là 18 cho tất cả các ngành.

Nếu sử dụng kết quả thi tốt nghiệp, thí sinh phải qua mức điểm sàn là 16 với ngành Quản trị Kinh doanh và 15 cho các ngành còn lại.

Tại khối ngành Sức khỏe, Đại học Kinh doanh và Công nghệ đặt ra yêu cầu cho phương thức xét học bạ. Theo đó, thí sinh phải đạt học sinh giỏi năm lớp 12, tổng điểm ba môn từ 24 trở lên nếu nộp vào Y khoa, Răng Hàm Mặt, Dược; đạt loại khá, tổng điểm tối thiểu 19,5 cho ngành Điều dưỡng. Điểm sàn của khối Sức khỏe nếu sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố sau ngày 15/9.

Cập nhật: Điểm sàn, điểm chuẩn dự kiến của các trường Đại học năm 2020 - Ảnh 16.

Đại học Thương mại áp dựng mức điểm đảm bảo chất lượng đầu vào là 18 cho tất cả các tổ hợp xét tuyển năm 2020 (bao gồm tổng điểm 3 bài thi/môn thi theo từng tổ hợp xét tuyển và điểm ưu tiên đối tượng, khu vực).

Đại học Hà Nội lấy điểm sàn là 16 cho tổng điểm 3 môn Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ hoặc Toán, Vật lý, Tiếng Anh (theo thang điểm 10, chưa nhân hệ số).

Đại học Điện lực lấy điểm sàn 16 cho ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và Công nghệ thông tin. Các ngành còn lại lấy ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 15.

Học viện tài chính xét ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 20 điểm đối với chương trình chuẩn, chương trình DDP (mỗi bên cấp 1 bằng cử nhân); 24 điểm đối với 5 chương trình chất lượng cao bao gồm tổng điểm 3 bài thi/môn thi theo từng tổ hợp xét tuyển cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực.

Đại học Y Hà Nội qua phân tích phổ điểm cho biết, tỉ lệ điểm trúng tuyển năm 2020 của ngành Y dược có thể cũng đạt tiệm cận với điểm kỷ lục cao của năm 2017, tăng từ 2-3 điểm so với ngưỡng điểm chuẩn năm 2019.

Đại học Công nghiệp Hà Nội công bố mức điểm sàn từ 18-23 điểm tùy theo ngành, trong đó cao nhất là CNTT, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và TĐH với 23 điểm, ngành Marketing, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống máy tính, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Công nghệ kỹ thuật nhiệt, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là 21 điểm.

Đại học Tài chính – Marketing lấy điểm sàn 18,0 điểm, trong đó, điểm trên bao gồm tổng điểm thi của 3 môn thi/bài thi trong tổ hợp xét tuyển, không nhân hệ số, được làm tròn đến hai chữ số thập phân, không có bài thi môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống.