Cô giáo gọi con trai là “đứa trẻ dốt nhất lớp”, bà mẹ lập tức đáp trả, từng câu chữ khiến giáo viên ngượng tím mặt

0
908

Học trò luôn cần những bậc cha mẹ cá tính và thấu hiểu con cái thế này.

Năm 2020 sắp kết thúc, cũng là lúc nhiều lớp học tổ chức họp phụ huynh. Cha mẹ nào cũng hi vọng con cái học giỏi để khi tham gia buổi họp này có thể “nở mày nở mặt”. Tuy nhiên, nếu gia đình có con cái học kém thì nên ứng xử thế nào?

Bà Zhang (Trung Quốc) có một cậu con trai đang học lớp 3. Vì hai vợ chồng buôn bán hải sản ở chợ đầu mối, công việc rất bận rộn nên cũng không có nhiều thời gian quan tâm đến chuyện học của con cái.

Mặc dù cho con trai tham gia nhiều lớp gia sư, nhưng vì không có sự kèm cặp ở nhà của cha mẹ nên cậu bé vẫn học kém, điểm số ngày càng thụt lùi so với các bạn cùng trang lứa. Bà Zhang rất buồn khi đi họp phụ huynh, nhưng nghĩ cô giáo chỉ thông báo thành tích và trao đổi phương pháp dạy học thôi.

Cô giáo gọi con trai là đứa trẻ dốt nhất lớp, bà mẹ lập tức đáp trả, từng câu chữ khiến giáo viên ngượng tím mặt - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Đến buổi họp phụ huynh, cô giáo yêu cầu mỗi cha mẹ sẽ đưa ra ý kiến về cách tổ chức lớp học cũng như phương pháp nuôi dạy con trong gia đình.

Khi đến lượt phát biểu của bà Zhang, cô giáo cố tình nói: “Mời bà mẹ có con học dốt nhất lớp chia sẻ ý kiến”.

Bà mẹ vô cùng xấu hổ, nhưng cũng không ngần ngại đáp trả: “Tôi nghĩ điểm số không phải là thước đo duy nhất để đo lường thành công của con cái. Con tôi tuy học không giỏi, nhưng làm việc nhà rất giỏi. Khi tôi đi làm, cháu sẽ chủ động nấu cơm, chăm sóc em gái. Dù con tôi chưa tốt nhưng cháu nó vẫn tiếp tục cố gắng. Cô nên động viên cháu nhiều hơn, thay vì nhấn mạnh cháu là đứa trẻ cuối cùng!”.

Cô giáo gọi con trai là đứa trẻ dốt nhất lớp, bà mẹ lập tức đáp trả, từng câu chữ khiến giáo viên ngượng tím mặt - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Câu trả lời của bà Zhang đã nhận về nhiều sự tán thưởng của các bậc phụ huynh. Bà mẹ đã nói lên tiếng lòng của nhiều người, khiến cô giáo phải cảm thấy xấu hổ trước cách nói chuyên của mình. Không nên chỉ tập trung vào thành tích học, mà cần quan tâm cả những việc bên ngoài mà học trò đang làm.

Rõ ràng, điểm số chỉ là một thước đo tương đối sự thành công của con người. Trong cuộc sống tương lai còn rất nhiều bài kiểm tra nữa, và điều quan trọng hơn cả là cách dạy của cha mẹ. Nhiều người tin rằng với sự khẳng khái của bà mẹ, cậu con trai sẽ học tốt và đạt được thành công trong tương lai.

Còn bạn, bạn có đồng tình với quan điểm của bà mẹ Zhang không?

Nguồn: Sohu