Cứ ngỡ PhD nước ngoài mới “học lab” hoá ra SV ĐH FPT làm việc này hàng ngày

0
868

“Học lab” nghe xịn như PhD (học tiến sĩ) nước ngoài, thế mà SV ĐH FPT cứ í ới nhau đi học ở đây suốt ngày. Hoá ra, trong trường có hẳn mấy phòng lab, học xong ra được khối dự án hay ho, thú vị.

Không gian ngập tràn công nghệ cao

Mỗi campus ĐH FPT lại có một đến một vài không gian xịn sò để thực hành chuyên ngành cho sinh viên thoả sức mày mò học hành. Phòng lab là nơi cho sinh viên ĐH FPT nhất là mấy anh chàng, cô nàng ngành Công nghệ thông tin hay Thiết kế mỹ thuật số “luyện lên trình”.

ĐH FPT campus Hà Nội có phòng lab SAP Next-gen đi vào hoạt động năm 2019 là phòng lab SAP Next-gen đầu tiên ở miền Bắc do một trường đại học sở hữu. Đây là phòng nghiên cứu công nghệ được tập đoàn đa quốc gia SAP hợp tác xây dựng với các trường đại học hàng đầu trên thế giới. Ngoài ra Trường còn có phòng lab được trang bị dàn máy tính cấu hình cao, ti vi màn hình lớn phục vụ trình chiếu và học tập, làm dự án.

Cứ ngỡ PhD nước ngoài mới “học lab” hoá ra SV ĐH FPT làm việc này hàng ngày - Ảnh 1.

Dàn “táo Mỹ” cực xịn tại phòng lab ĐH FPT campus Cần Thơ

Sinh viên ĐH FPT campus Cần Thơ thì lại hãnh diện với dàn “táo Mỹ cắn dở” sáng lấp lánh trong Trường mình. Đây là phòng được đầu tư hiện đại lên tới giá trị “bạc tỷ” tại thời điểm Trường đưa không gian này vào hoạt động. Ngoài ra, ĐH FPT campus Cần Thơ còn có hẳn phòng lab AI và IoT riêng biệt, được trang bị nào là máy in 3D, nào vô số robot, linh kiện. Sinh viên theo học các chuyên ngành này tại trường có không gian riêng để thực hành các dự án với độ khó tương đương dự án thực tế tại các doanh nghiệp công nghệ hoặc sáng tạo nên những con robot, xe cộ trông vui mắt mà cũng hoạt động được ra trò.

Cứ ngỡ PhD nước ngoài mới “học lab” hoá ra SV ĐH FPT làm việc này hàng ngày - Ảnh 2.

Sinh viên ĐH FPT campus Cần Thơ thực hành với máy in 3D tại phòng lab AI & IoT

ĐH FPT các campus khác cũng có những không gian phòng lab riêng, phù hợp với thiết kế, công năng campus và nhu cầu học tập các chuyên ngành của sinh viên ĐH FPT. Lại có hẳn một môn gọi là “học lab” trong chương trình nên sinh viên ĐH FPT “cắm cọc” ở đây ngày nọ qua ngày khác là điều đương nhiên. Chưa cần học PhD nước ngoài, các bạn đã học lab ngay tại trường.

Hoá ra, học lab thú vị thế

Nào thì học lab, có mấy đứa cứ túm năm tụm ba hết xì xầm bàn tán gì đó rồi lại lúi húi code, thi thoảng đưa nhau ra lắp ráp gì đó chứ có gì mà thú vị. Nghĩ vậy là bạn chưa biết học lab ở ĐH FPT rồi. Tại đây, sinh viên sẽ học và làm việc theo nhóm dự án, dưới sự hướng dẫn của mentor là thầy cô hoặc một “tay học lab” cứng cựa nào đó. Các nhóm cùng trao đổi, nghiên cứu, triển khai các dự án xây dựng phần mềm, hoặc một sản phẩm công nghệ, thiết kế nào đó, đáp ứng những yêu cầu đặt ra.

Cứ ngỡ PhD nước ngoài mới “học lab” hoá ra SV ĐH FPT làm việc này hàng ngày - Ảnh 3.

Sinh viên học tập tại phòng lab SAP ĐH FPT campus Hà Nội

Với dân không “hâm mộ” phòng lab, hình thức học tập này có lẽ khá “nặng đô”, mệt đầu nhưng với sinh viên ĐH FPT đang theo học các chuyên ngành liên quan đến công nghệ, thiết kế mỹ thuật số, những giờ học lab cực kỳ hữu ích. Đây là nơi các bạn được thực hành nghề nghiệp “free”, sáng tạo hết cỡ, sai thì sửa, lại có người bảo mình sửa như thế nào mới chuẩn. Từ những không gian này, nhiều sản phẩm của sinh viên ĐH FPT đã được triển khai thành công, đem đi thi thố tại các sân chơi công nghệ có tiếng trong giới học sinh sinh viên như FPT Edu ResFes, Cuộc đua số, FPT Edu Hackathon…

Hơn nữa, phòng lab còn là không gian diễn ra một số talkshow, seminar chia sẻ về xu hướng công nghệ, cơ hội việc làm xịn sò trong ngành từ các diễn giả là nhà khoa học, CEO các công ty lớn. Đây đều là những trải nghiệm hữu ích cho sinh viên ĐH FPT.

“Học lab khá là khó đấy, toàn những project ‘khoai’ thôi nhưng vượt qua được thì mình thấy rất đã. Ở lab có các thầy hướng dẫn, có đội nhóm nữa nên mình cũng không bao giờ phải làm việc một mình. Ngoài ra, học lab còn giúp mình có cơ hội tiếp cận thêm các sự kiện học thuật chuyên môn hoặc các cuộc thi”, Nguyễn Hoàng Đức (sinh viên K16, ĐH FPT) nói.