Đi qua đại dịch Covid mới thấy những ngành nghề này quan trọng cỡ nào!

0
1293

Có lẽ phải “mở to mắt ra mà xem” cách Covid-19 đang thay đổi gần như toàn bộ nền kinh tế thế giới: nhiều ngành nghề bị xoá sổ, hàng triệu người thất nghiệp nhưng cũng có những ngành nghề phát triển mạnh mẽ bất ngờ. Hẳn là đứng trước đại dịch, thế giới cần nhiều lắm những người tốt nghiệp các ngành này.

Ngành Y – Dược

Là “tuyến đầu” chống dịch, các bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ đã và đang nỗ lực hết mình để ngăn chặn sự bùng phát của Covid-19. Hơn lúc nào hết, trong đại dịch, thế giới cảm nhận rõ ràng tầm quan trọng của những con người tốt nghiệp ngành Y – Dược. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đang đương đầu với đại dịch lại lo thiếu y, bác sĩ.

Để thi đỗ ngành Y – Dược, bạn phải là học sinh giỏi, thậm chí xuất sắc. Để học tập từ 6-10 năm trên giảng đường đại học, bạn không chỉ cần ý chí, tinh thần tự học mà còn cần sức khỏe và lòng dũng cảm để vượt qua những kỳ thi khắc nghiệt, những buổi thực tập phẫu thuật, trực đêm căng thẳng trong bệnh viện. Vì vậy, số lượng sinh viên trúng tuyển ngành Y – Dược không nhiều. Số các bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ cũng gần như chưa thể đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế toàn diện của người dân hiện nay. Tốt nghiệp ngành Y – Dược, bạn gần như chắc chắn tìm được công việc đúng chuyên ngành tại các cơ sở y tế công lập, ngoài công lập.

Đi qua đại dịch Covid mới thấy những ngành nghề này quan trọng cỡ nào! - Ảnh 1.

Bác sĩ trong trang phục bảo hộ kín mít đang phân tích tấm phim chụp của bệnh

Ở nước ta, Trường ĐH Y Hà Nội, Trường ĐH Y – Dược TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Y – Dược Huế là ba cơ sở đào tạo ngành Y – Dược lớn, cung cấp cho thị trường hàng nghìn bác sĩ các chuyên ngành mỗi năm. Nhưng, thực tế, chỉ cần một con virus nhỏ bé quét qua, người ta vẫn mong chờ có nhiều bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ ra trường hơn nữa.

Ngành Kỹ thuật phần mềm

Trường học vắng bóng học sinh, đường phố không còn quá nhiều xe cộ, doanh nghiệp, nhà hàng cũng đóng cửa giữa đại dịch Covid-19. Tất cả các hoạt động chuyển sang trực tuyến nếu có thể. Học trực tuyến cần phần mềm học tập, làm việc trực tuyến cần phần mềm họp hành, bán hàng trực tuyến cần kênh phân phối online, chuyện trò gặp gỡ nhau cũng lên mạng qua các ứng dụng mạng xã hội… Và ai là người lập trình nên những phần mềm ấy nếu không phải là kỹ sư kỹ thuật phần mềm.

Lập trình sản phẩm mới, theo dõi và bảo trì các phần mềm hiện hành là những công việc trong mùa Covid-19 này, đủ khiến các kỹ sư phần mềm làm không hết việc. Nếu tốt nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm, chỉ cần tay code của bạn cứng, dù ngồi ở nhà nghiêm chỉnh thực hiện giãn cách xã hội, bạn cũng có thể làm việc và sống tốt với mức lương lên đến hàng chục nghìn đô la một tháng.

Nhiều CEO doanh nghiệp khởi nghiệp triển vọng như Trần Trung Hiếu với TopCV hay Đỗ Tiến Hưng với GVN đều là cựu sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm, ĐH FPT. Đây là ngôi trường được giới trẻ biết đến như một mô hình đào tạo đại học kiểu mới có nền tảng từ doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam là Tập đoàn FPT, học khác lạ mà chơi cũng rất “chất”. Bên cạnh đại học công nghệ giàu truyền thống, những trường như ĐH FPT có thể trở thành nơi “gửi gắm thanh xuân” của những tâm hồn mê code và không sợ thất nghiệp khi ra trường thời buổi này.

Đi qua đại dịch Covid mới thấy những ngành nghề này quan trọng cỡ nào! - Ảnh 2.

Học Kỹ thuật phần mềm tại ĐH FPT bạn không lo thất nghiệp khi các hoạt động của con người chuyển dịch lên trực tuyến ngày càng nhiều.

Ngành Trí tuệ nhân tạo – AI

Nếu như vài năm trước, IoT là “trend” thì trong đại dịch, người ta thầm ước có nhiều hơn robot mang trí tuệ nhân tạo, hỗ trợ con người công việc có độ rủi ro cao như lấy mẫu xét nghiệm, khử trùng môi trường hay chăm sóc người bệnh Covid-19. Ngoài ra, khi kinh tế suy thoái, chi phí vận hành robot sẽ rẻ hơn chi phí trả lương cho nhân sự. Nhất là, robot không ốm. Covid-19 hay bất kỳ đại dịch nào đều không thể tác động đến lịch làm việc của chúng.

Nhu cầu đào tạo ngành Trí tuệ nhân tạo – AI vì thế tăng cao. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chưa nhiều trường đại học đào tạo chuyên sâu ngành này. Có thể kể đến vài cái tên như Trường ĐH FPT, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã tuyển sinh các ngành này trong năm 2019. Dự kiến tới năm 2021, Trường ĐH FPT đào tạo chuyên sâu AI tại Quy Nhơn sẽ đi vào hoạt động. Phân hiệu này đào tạo các cấp gồm đại học, sau đại học, đáp ứng nhu cầu học tập của khoảng 5.200 sinh viên. Với thị trường tiềm năng, nguồn cung nhân lực hiện tại gần như chưa có, những bạn trẻ đầu tiên tốt nghiệp chuyên sâu AI hứa hẹn sẽ là những nhân sự được các doanh nghiệp công nghệ săn đón.

Ngành Nấu ăn

“Có thực mới vực được đạo”, tất nhiên rồi, dù đại dịch hay không thì con người vẫn phải ăn và vẫn cần người biết nấu ăn ngon. Trong những ngày giãn cách xã hội vừa qua, trên mạng xã hội tràn ngập hình ảnh bếp sạch, món ngon từ những đôi bàn tay nấu nướng không chuyên. Tưởng tượng xem, nếu được đào tạo chuyên nghiệp từ các trường có chuyên ngành nấu ăn, bạn còn có thể nấu ngon và bày biện đẹp mắt đến mức nào.

Thời buổi dịch bệnh, hàng quán đóng cửa nhưng nhu cầu order đồ ăn về nhà lúc nào cũng có. Vì vậy, có lẽ bạn chẳng cần phải mở cửa hàng, chỉ cần chăm chỉ luyện tay nghề nấu ăn ngon và mở một trang bán hàng qua mạng là đủ. Đầu bếp cũng là một gợi ý nghề nghiệp hay ho cho các bạn nếu một lần nữa đại dịch bùng lên. Và bạn yên tâm, rất nhiều trường cao đẳng nghề đào tạo ngành này với mức điểm xét tuyển không quá cao, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.

Năm 2020, Trường ĐH FPT dự kiến tuyển sinh các ngành: Quản trị kinh doanh (Digital Marketing, Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn, Quản trị truyền thông đa phương tiện, Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành), CNTT (Kỹ thuật phần mềm, Trí tuệ nhân tạo, IoT, An toàn thông tin, Thiết kế mỹ thuật số, Hệ thống thông tin, Hệ thống ô tô và điều khiển), Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn.

Dự kiến 800 suất học bổng Nguyễn Văn Đạo toàn phần và bán phần tối đa 100% học phí trong suốt quá trình học sẽ được trao cho các thí sinh có thành tích xuất sắc trong các cuộc thi Học sinh giỏi, năng khiếu, kì thi THPT Quốc Gia và thi học bổng của trường.

Theo Báo Tổ Quốc