Hàng loạt “thủ khoa sửa điểm” bị đuổi học: Con trẻ vô tội, lỗi do bố mẹ can thiệp quá sâu vào cuộc đời của con cái?

0
1587

Bỏ tiền ra chạy điểm cho con, biết hại con mà sao bố mẹ vẫn làm? Dùng tiền đổi điểm chỉ vì muốn mua cho con một suất vào trường đại học trót lọt, nhưng bố mẹ đâu biết con đã khoác lên một tấm áo quá khổ, với vốn kiến thức không phù hợp với số điểm thật mà đáng lẽ ra con cần phải cầm trên tay.

Vụ gian lận điểm thi THPT Quốc gia đang nóng hơn bao giờ hết khi hàng loạt thủ khoa bị đuổi học vì phát hiện được nâng từ 15 cho đến tận 26, 27 điểm. Những thí sinh được sửa điểm cũng bị phanh phui gia thế toàn những người làm việc ở các cơ quan trong đó có cả giáo viên.
Ngay từ bé con đã quen với việc chạy điểm, sửa điểm nên bố mẹ nâng từ 1 điểm lên thủ khoa con cũng coi như việc hiển nhiên
Thực tế, bố mẹ muốn con mình giỏi giang ở trường học vì lý do tất yếu: Cả đời họ đã từng rất khó khăn để có được cuộc sống như hôm nay. Khao khát đời họ là mong con mình được học thành tài đến nơi đến chốn, được giỏi giang. Trở thành những ngôi sao học đường với những con điểm mười đỏ chót trên bài kiểm tra, có một nghề nghiệp ổn định, gia đình hạnh phúc.

Nhiều bậc phụ huynh dạy con trẻ học cho thật giỏi rồi cố gắng vào những ngôi trường hàng đầu nhưng lại không dạy con em định hướng ngành nghề yêu thích của bản thân. Đến lúc nào đó, bạn cũng không biết rõ bản thân thật sự thích điều gì vì cứ mãi đi theo ước mơ và lựa chọn của bố mẹ. Nhiều bạn được bố mẹ can thiệp quá sâu trong cuộc đời tư từ lựa chọn một ngôi trường chuyên cấp ba hàng đầu. Rồi tới mười tám tuổi đầu, quyết định quan trọng trong cuộc đời là chọn ngành nghề nhưng các bậc làm cha làm mẹ tiếp tục chọn ngành học thay con rồi thi cử thay cho con nữa.

Hầu hết thí sinh ở Hoà Bình, Hà Giang, Sơn La có lẽ đều biết rằng bố mẹ chạy điểm cho các em. Nhưng do vì từ bé đã bị định hướng, áp đặt từ hướng đi và mô-típ có sẵn do bố mẹ đặt ra nên không thể làm được gì. Bản thân các bạn là thế hệ không dám chủ động cho mọi hành vi và không dám lên tiếng đòi bình đẳng cho chính bản thân mình.

Chính việc áp đặt con cái ngay từ lúc nhỏ, cô Lê Trần Diệu Thu (Thạc sĩ chuyên ngành – Lý luận và phương pháp giảng dạy Ngữ Văn tại Đại học Quốc gia Hà Nội, giáo viên trường THPT Trần Quang Khải (Hoàng Mai, Hà Nội) đã lên tiếng: “Đã đến lúc cha mẹ cần phải thấu hiểu con cái, biết được điểm mạnh và điểm yếu của con mình từ đó có định hướng phù hợp nhất cho tương lai con em, đừng biến con em trở thành bản sao con nhà người ta. Hãy để cho các em thoải mái làm điều bản thân mình muốn, khích lệ các em phát huy sở trường và sở đoản của mình.”

Nhiều bạn trẻ còn xem việc sửa điểm nâng điểm và gian lận trong thi cử hay chọn ngành, tìm việc làm cho con trong tương lai là điều hiển nhiên mà bố mẹ phải làm cho họ. Tâm thế “bắt buộc” phải thành công, vô hình chung đã biến con cái trở thành những thiên tài “dởm” ra đời không những không có ích cho xã hội mà còn “gây hại” cho những người xung quanh với kiến thức chẳng đâu vô đâu của mình.

Bố mẹ “dọn đường” cho con từ nhỏ nên luôn ảo tưởng rằng con mình giỏi, đã sửa điểm là phải sửa thật cao
Con cái ai mà chẳng thương. Nhưng không phải vì thương con mà hành động nông nổi, mù quáng bất chấp.

pháp luật chưa kể còn làm ảnh hưởng đến cả tương lai con cái mình. Những phụ huynh dùng tiền đổi điểm. Thừa nhận đi, bố mẹ đang sai rồi. Bỏ tiền ra chạy điểm cho con, biết hại con mà sao bố mẹ vẫn làm? Dùng tiền đổi điểm chỉ vì muốn mua cho con một suất vào trường đại học trót lọt, nhưng bố mẹ đâu biết con đã khoác lên một tấm áo quá khổ, với vốn kiến thức không phù hợp với số điểm thật mà đáng lẽ ra con cần phải cầm trên tay. Hay nói cách khác, bố mẹ đã choàng một gánh nặng quá sức chịu đựng lên đôi vai các bạn trẻ. Bố mẹ vẫn bị ảo tưởng rằng con mình giỏi, do “chạy chọt” quá nhiều lần từ bé, thành tích của con đã ngấm sâu vào đầu bố mẹ như điều hiển nhiên. Vì vậy, không quá lạ khi nhiều bố mẹ tự tin sửa cho con điểm cao chót vót.

 

Ngay khi con còn học cấp ba, trong môi trường học hàng đầu, trình độ đã thua kém bạn bè đến nhiều phần. Vì con muốn học ban H trở thành hoạ sĩ mà bố mẹ cứ bắt con phải học ban B trở thành bác sĩ trong tương lai. Nhưng đâu biết rằng, việc học hành sa sút của con và con điểm thấp mỗi khi thầy cô gửi về cho phụ huynh là bài học cảnh tỉnh cho bố mẹ là con đã chọn sai ngành và đi sai đường.

Chính bố mẹ đã dạy con bước vào đời bằng bài học “nhập môn” giải quyết mọi mối quan hệ xã hội thông qua đồng tiền, mọi việc cứ để bố mẹ lo còn con cứ lo học theo ước mơ bố mẹ. Để rồi khi cầm trên tay tấm bằng học lực yếu có thể tốt nghiệp ra trường, con lại giống như bố mẹ trước đây, lại khôn lỏi, bắt chước, lươn lẹo từ bài học của bố mẹ, quà cáp, tiền bạc chạy điểm chạy trường, quay cóp bạn bè rồi làm đủ mọi cách để tiến thân. Cuối cùng, chúng ta phải gánh chịu tai họa là có một đám người có “bằng thật” nhưng “học giả”.

Theo ý kiến từ cô Lê Trần Diệu Thu “Việc nhiều bạn học sinh đến từ Hòa Bình, Sơn La được nâng điểm, đỗ trường top đầu, thủ khoa các trường Đại học là hiện tượng đáng báo động với những ai làm bố làm mẹ. Bố mẹ luôn muốn tốt cho con cái, việc nào bố mẹ nghĩ có lợi cho con em mình thì sẽ tự làm tự ra quyết định thay con. Cá nhân cô nghĩ việc chọn trường, chọn ngành học bố mẹ chỉ nên tham gia với vai trò định hướng, tạo mọi điều kiện để con ôn tập đạt kết quả tối ưu nhất chứ không nên ép buộc, can thiệp hoặc thay con đưa ra quyết định.

“Việc bố mẹ lo cho con từ A đến Z vô hình tạo nên sự ỉ lại, thiếu ý chí và cố gắng nỗ lực của các con. Thay vì được tự quyết, chủ động, con cái rơi vào sự thụ động và làm theo ý người lớn. Và đương nhiên, sự lo lắng thái quá không cần thiết của bậc làm cha làm mẹ đã tạo hiệu ứng ngược là phản giáo dục. “Hãy cố gắng làm chủ bản thân, biết được điểm mạnh, điểm yếu để tự quyết định hướng đi, chọn ngành học phù hợp nhất cho mình. Không nên gian lận cho dù bản thân mình có được hưởng lợi đi chăng nữa.” đó là lời khuyên chân thành của cô Lê Trần Diệu Thu gửi tới các bạn trẻ.