‘Học dốt toán có vào đại học được không, nên chọn ngành gì?

0
866

Nhiều học sinh tự xác định được năng lực, sở thích của bản thân nhưng vẫn lúng túng trong việc chọn ngành vào đại học.

Từ sáng sớm nay rất đông các em học sinh từ các trường THPT đã đến dự chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tại Phú Yên - Ảnh: DUYÊN PHAN

Từ sáng sớm nay rất đông các em học sinh từ các trường THPT đã đến dự chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp tại Phú Yên – Ảnh: DUYÊN PHAN

Buổi tư vấn tại Trường ĐH Xây dựng Miền Trung (TP Tuy Hòa, Phú Yên) sáng 18-2 có rất nhiều học sinh đặt câu hỏi với ban tư vấn về việc chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, năng lực.

TS Phan Văn Huệ - hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng Miền Trung tư vấn về các ngành học cho học sinh sáng 18-2 - Ảnh: DUYÊN PHAN

TS Phan Văn Huệ – hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng Miền Trung tư vấn về các ngành học cho học sinh sáng 18-2 – Ảnh: DUYÊN PHAN

Dốt toán nên chọn ngành gì?

Bạn Hoàng Long (lớp 12 Trường THPT Nguyễn Huệ) đặt câu hỏi: “Dốt toán có vào đại học được không và nên chọn ngành gì?”

Giải đáp thắc mắc này, TS Lê Thị Thanh Mai – trưởng ban công tác sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM – cho biết những người không giỏi toán, lý, hóa, không giỏi tính toán có thể tìm hiểu các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

Tuy nhiên, cô Mai lưu ý học sinh lớp 12 rằng học giỏi hay không điều bắt buộc phải tốt nghiệp THPT. Muốn tốt nghiệp thì điểm các môn thi phải đủ mức quy định và đạt mức điểm đó thì không thể là dốt được.

“Như vậy các em nên chọn ngành nào theo thế mạnh của mình. Trước hết các em phải xác định được mình muốn làm gì trong tương lai. Từ đó, các em cần tìm hiểu kỹ nghề đó để xem áp lực công việc thế nào. Hiện nay có 377 ngành đang được đào tạo”, cô Mai chia sẻ.

Khi tìm hiểu ngành nghề, nếu chỉ nhìn bề nổi thôi chưa đủ. Tiếp theo, để làm nghề đó cần phải học ngành nào, điều kiện tuyển sinh của những ngành đó ra sao… Thông tin tuyển sinh có thể tìm kiếm trên website của các trường.

“Sau đó, quay trở lại bản thân mình nhận thấy không giỏi toán, nhưng có thế mạnh ở các môn khoa học xã hội thì em nên tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh sinh của các trường để biết thế mạnh của mình liên quan đến tổ hợp môn xét tuyển có trường nào tuyển”, cô Mai khuyên.

Học sinh hào hứng với những câu hỏi, phần trả lời trong chương trình tư vấn - Ảnh: LÂM THIÊN

Học sinh hào hứng với những câu hỏi, phần trả lời trong chương trình tư vấn – Ảnh: LÂM THIÊN

Đừng quá lo lắng nếu không giỏi toán

Tuy nhiên, TS Phạm Tấn Hạ – phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) lưu ý, “dốt toán” ở đây cần được hiểu là học toán không giỏi toán như các bạn học chuyên toán.

Không phải sinh viên học các ngành lĩnh vực khoa học là “dốt toán”. Điều này có nghĩa, sinh viên khoa học xã hội có thể không đạt 9, 10 điểm môn toán nhưng phải đạt 6, 7 điểm.

“Thực tế, rất nhiều sinh viên theo học trường chúng tôi là học sinh giỏi toàn diện. Tài năng hiện nay được chia theo nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó nếu bạn nào giỏi ngôn ngữ cũng được xem là tài năng và nên tự hào vì mình hơn nhiều người khác.

Do vậy, nếu các bạn không giỏi toán cũng đừng quá lo lắng, mà cần phát huy thế mạnh của mình để thành công trong lĩnh vực mình chọn lựa”, thầy Hạ nhắn nhủ.

PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh - Viện trưởng Viện Công nghệ thông minh và Tương tác Trường đại học Kinh tế TP.HCM giải đáp thắc mắc của học sinh trong buổi tư vấn sáng 18-2 - Ảnh: DUYÊN PHAN

PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh – Viện trưởng Viện Công nghệ thông minh và Tương tác Trường đại học Kinh tế TP.HCM giải đáp thắc mắc của học sinh trong buổi tư vấn sáng 18-2 – Ảnh: DUYÊN PHAN

Thích đếm tiền chọn ngành gì?

Tại buổi tư vấn, nữ sinh Lê Thị Phượng (lớp 12 Trường THPT Ngô Gia Tự) cho biết bạn đang có dự định học khối ngành kinh tế, ngành tài chính ngân hàng nên muốn tìm hiểu sau về ngành học này.

“Em quan tâm đến lĩnh vực kinh tế tài chính vì em thích là ra thật nhiều tiền, thích đếm tiền. Vậy em có theo học ngành nào để trở thành chuyên viên tài chính?”

Theo ông Nguyễn Thái Châu – giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường đại học Tài chính – Marketing, những người muốn làm ra nhiều tiền thì bản thân phải am hiểu về kinh tế, tài chính để thông qua công việc này chúng ta có thể dùng kiến thức, năng lực chuyên môn của mình để đầu tư hiệu quả nguốn vốn của mình.

“Khi học ngành tài chính ngân hàng, tài chính doanh nghiệp đều đòi hỏi phải giỏi tính toán, có nhiều kỹ năng và năng động. Học những ngành này các bạn sẽ được trang bị các kiến thức về chuyên môn về lĩnh vực tài chính, nghiệp vụ ngân hàng, đầu tư tài chính…

Từ đó, giúp sinh viên có khả năng kinh doanh tiền tệ, đầu tư tài chính, sử dụng hiệu quả nguồn vốn”, thầy Châu chia sẻ.

Chương trình do báo Tuổi Trẻ, Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – thương binh và xã hội), Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Yên, Tỉnh đoàn Phú Yên và Trường ĐH Xây dựng Miền Trung phối hợp tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.
Ông Đỗ Kim Hà - phụ huynh học sinh nhờ ban tư vấn giải đáp thắc mắc về việc hỗ trợ học phí cho sinh viên học ngành sư phạm - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ông Đỗ Kim Hà – phụ huynh học sinh nhờ ban tư vấn giải đáp thắc mắc về việc hỗ trợ học phí cho sinh viên học ngành sư phạm – Ảnh: DUYÊN PHAN

TS Phạm Tấn Hạ tư vấn cho học sinh tỉnh Phú Yên sáng 18-2 - Ảnh: LÂM THIÊN

TS Phạm Tấn Hạ tư vấn cho học sinh tỉnh Phú Yên sáng 18-2 – Ảnh: LÂM THIÊN

Học sinh Phú Yên hào hứng tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp sáng nay - Ảnh: DUYÊN PHAN

Học sinh Phú Yên hào hứng tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp sáng nay – Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo Báo Tuổi trẻ