Ngành có điểm chuẩn cao nhất năm nay, dự kiến tiếp tục hot đến năm 2025

0
833
tin-don-lo-de-bao-gio-moi-cham-dut-1

Đây là ngành học đã xuất hiện từ lâu trên thế giới, đồng thời cũng không còn xa lạ tại Việt Nam vì sở hữu mức lương thưởng hấp dẫn, đặc tính năng động và sáng tạo cao. Nhờ thế, ngành này thường thu hút đông đảo mọi người theo học.

Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2022, có ba ngành lấy điểm chuẩn cao nhất cả nước năm nay, lên tới mức 29,95 điểm khối C00. Một trong số đó chính là ngành Quan hệ Công chúng của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt, đây đã là mức điểm được trường cân đối lại sau những lần lọc ảo nghiêm ngặt. Trước ngày 15/9, kết quả lọc ảo sau năm lần cho thấy thí sinh phải đạt 30 điểm (gồm cả điểm ưu tiên) mới trúng tuyển.

Chỉ tiêu ngành Quan hệ công chúng theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT là 27 sinh viên. Năm ngoái, điểm chuẩn của ngành Quan hệ công chúng khối C00 cũng ở mức rất cao là 29,3 điểm.

Ngành Quan hệ công chúng là gì?

Ngành Quan hệ công chúng tên tiếng Anh là Public Relations (viết tắt: PR), là ngành học được chú trọng đào tạo lập kế hoạch, duy trì cũng như phát triển các mối quan hệ giữa công ty và khách hàng, giữa tổ chức với công chúng… Mục đích công việc của ngành PR là nhằm tạo dựng sự hiểu biết và ủng hộ của công chúng, khách hàng với tổ chức, doanh nghiệp… Từ đó, tên tuổi, thương hiệu của doanh nghiệp, tổ chức sẽ được biết đến nhiều hơn, xây dựng nên cầu nối giữa các bên.

Nhờ có sự phát triển của công nghệ và truyền thông trong xu thế hiện nay, ngành PR đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn học sinh và phụ huynh trong những năm gần đây. Tại các doanh nghiệp, tổ chức, thậm chí với từng cá nhân, ngành PR cũng đóng vai trò thực sự cần thiết và quan trọng. Do đó, các công ty ngày càng có yêu cầu cao về chất lượng nguồn nhân lực quan hệ công chúng, mong muốn xây dựng một đội ngũ ngày càng chuyên nghiệp.

Ngành có điểm chuẩn cao nhất năm nay, dự kiến tiếp tục hot đến năm 2025 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Cơ hội nghề nghiệp đa dạng

Từ lâu, ngành công nghiệp quảng cáo Việt Nam đã đạt doanh thu gần 1 tỷ USD. Theo báo cáo của Chính phủ (2011) dẫn số liệu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2010, cả nước đã có gần 7.000 doanh nghiệp quảng cáo – nơi rất cần tuyển dụng nhân sự quan hệ công chúng. Ngoài ra, các tập đoàn, công ty sản xuất kinh doanh, các tổ chức cũng không thể thiếu một đội ngũ PR giỏi nghề, có đạo đức và trách nhiệm xã hội.

Với số lượng doanh nghiệp như vậy thì cần ít nhất hơn 70.000 nhân sự để đáp ứng nhu cầu cho ngành. Tuy vậy, nhiều đơn vị tới thời điểm hiện tại vẫn gặp rất nhiều khó khăn để có thể xây dựng một đội ngũ nhân viên thực sự chuyên nghiệp.

Theo kết quả nghiên cứu về “Thực trạng và nhu cầu nhân lực quan hệ công chức của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh” được đăng tải năm 2020 trên Tạp chí Công Thương: Nhu cầu nhân lực PR của các doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng lên nhanh cho đến năm 2025. Sau đó, tốc độ tăng mới bắt đầu có dấu hiệu giảm dần.

Dự đoán này được đưa ra phù hợp với thực tế hiện nay các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng nhân viên PR và các vị trí có liên quan đến công việc PR. Do vậy, nhu cầu về nhân lực PR của các nhà tuyển dụng vẫn kéo dài trong thời gian tới. Các cơ sở đào tạo vẫn có thể mở thêm ngành/chuyên ngành PR và tăng thêm chỉ tiêu đào tạo để tăng nguồn cung về nhân sự.

Chính vì sự thiếu hụt về nguồn nhân lực, những sinh viên tốt nghiệp ngành PR đều có cơ hội việc làm rất cao, với sự lựa chọn đa dạng. Chẳng hạn như:

Chuyên viên PR: đảm nhận các vị trí công việc như phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ… tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, tổ chức kinh tế, quốc tế và tổ chức xã hội, phi chính phủ…

Chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng: làm các công việc như trợ lý phân tích và lập báo cáo về môi trường truyền thông đối nội và đối ngoại của đơn vị, trợ lý xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông trong kinh doanh, phát triển đội ngũ nhân sự, xây dựng và phát triển thương hiệu. Các bạn sẽ làm việc tại các công ty, tổ chức tư vấn quản trị truyền thông doanh nghiệp, các Bộ và Sở, Ban, Ngành liên quan đến truyền thông.

Phóng viên, biên tập viên làm việc tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình và các kênh truyền thông…

Nghiên cứu, giảng dạy môn Quan hệ công chúng và Truyền thông trong các cơ sở giáo dục đại học, tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng; trợ lý giảng dạy và tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp; nhà quản lý trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về truyền thông và quan hệ công chúng.

Ngành có điểm chuẩn cao nhất năm nay, dự kiến tiếp tục hot đến năm 2025 - Ảnh 2.

Mức thu nhập thường nằm ở “top cao”

Với nhiều vị trí công việc đa dạng khác nhau, các bạn có thể lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng và đam mê của bản thân, đồng thời cũng có cơ hội để nhận được những mức thu nhập khác nhau. Nhìn chung, ngành quan hệ công chúng thường có thu nhập khởi điểm ở mức trung bình, sau đó dần dần thăng tiến và nằm ở “top cao”.

Cụ thể, sinh viên mới ra trường thường nhận được đề xuất mức lương khởi điểm từ 7 đến 10 triệu đồng/tháng trở lên. Đối với các chuyên viên đã có kinh nghiệm thì thu nhập hàng tháng sẽ tăng lên từ 12 đến 20 triệu đồng /tháng.

Ngành có điểm chuẩn cao nhất năm nay, dự kiến tiếp tục hot đến năm 2025 - Ảnh 3.

Nếu làm việc tại các tập đoàn lớn thì con số có thể tăng thêm từ 20 đến 30 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn. Còn nhóm quản lý đã có nhiều kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao thì hoàn toàn có thể sở hữu được mức lương lên đến 50 triệu đồng/tháng.

Theo Báo Phụ nữ Việt Nam