Cách đây hơn chục năm, “nồi cơm” của các trường đại học (ĐH) chính là đào tạo tại chức (hệ vừa học vừa làm). Nhưng đến giờ, có thể thấy, “nồi cơm” của các trường chính là đào tạo thạc sĩ. Bằng chứng là có trường ĐH hai, ba năm nay không tuyển được một sinh viên chính quy nào nhưng vẫn sống được nhờ đào tạo 200 thạc sĩ/năm.
Tại trường ĐH Lương Thế Vinh, Nam Định, mùa tuyển sinh năm 2017 này, giống năm 2016, trường không tuyển được sinh viên hệ chính quy nào. Trước đó, từ năm 2013 trường đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển sinh. PGS.TS Trần Lê Lâm, Hiệu trưởng nhà trường lý giải do chất lượng đào tạo của các trường ngoài công lập không so sánh được với các trường ĐH lớn như ĐH Bách khoa Hà Nội…Do đó, dù chỉ có một ngành đào tạo thạc sỹ duy nhất là quản lý kinh doanh, nhưng đây lại là “nồi cơm” giúp trường tồn tại. Trường đã tuyển được 6 khóa đào tạo thạc sỹ với khoảng 200 học viên/năm.Trong buổi làm việc với Ủy ban VHGDTTN&NĐ của Quốc hội vừa qua, trường này còn đề xuất về việc được mở rộng mô hình đào tạo trình độ thạc sỹ ở nhiều chuyên ngành khác nhau. “Có thể nói, việc đào tạo thạc sĩ là sự phát triển tốt của trường trong những năm qua. Hiện trường chỉ đào tạo một ngành duy nhất và được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo 250 chỉ tiêu/năm. Đều tuyển đủ, có năm tuyển vượt. Đó là sự cố gắng lớn lao của trường, và uy tín của trường. 6 năm qua không năm nào tuyển dưới 200” – ông Lâm cho hay.
Cụ thể, GS.TS Võ Khánh Vinh hướng dẫn 29 học viên ngành Luật, 10 học viên ngành Chính sách công, 5 học viên ngành Công tác xã hội. PGS.TS Hồ Sỹ Sơn hướng dẫn 18 học viên. TS Hồ Ngọc Hiên hướng dẫn 6 học viên. TS Trần Minh Đức hướng dẫn 9 học viên. TS Hà Thị Thư hướng dẫn 12 học viên… Trong khi đó, theo quy định, GS chỉ được hướng dẫn tối đa 7 học viên, PGS, TSKH được hướng dẫn tối đa 5 học viên. TS đã có kinh nghiệm giảng dạy từ 1 năm trở lên được hướng dẫn tối đa 3 học viên.
“Có thể nói, việc đào tạo thạc sĩ là sự phát triển tốt của trường trong những năm qua. Hiện trường chỉ đào tạo một ngành duy nhất và được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo 250 chỉ tiêu/năm. Đều tuyển đủ, có năm tuyển vượt. Đó là sự cố gắng lớn lao của trường, và uy tín của trường. 6 năm qua không năm nào tuyển dưới 200”.Hiệu trưởng ĐH Lương Thế Vinh (Nam Định) Trần Lê Lâm
TPO