Lưu ý với câu đọc – hiểu
Thứ nhất: Nhận biết 6 phong cách ngôn ngữ văn bản. Hoc sinh dựa ngay vào các xuất xứ ghi dưới phần trích của đề bài để chọn: Báo chí, văn chương nghệ thuật, khoa học, chính luận, khẩu ngữ hay hành chính công vụ.
Thứ hai: Xác định 5 phương thức biểu đạt của văn bản dựa vào các từ ngữ hay cách trình bày. Đoạn trích thấy có sự việc diễn biến (tự sự), nhiều từ biểu lộ xúc động (biểu cảm), nhiều từ khen chê, bộc lộ thái độ (nghị luận), nhiều từ thuyết trình, giới thiệu về đối tượng (thuyết minh) và có nhiều từ láy, từ gợi tả sự vật, sự việc (miêu tả).
Thứ tư: Đọc kỹ đoạn trích trong đề bài, đặt tên nhan đề, nêu đại ý, hay cảm xúc trong đoạn văn ngắn 5-7 dòng. Thí sinh cần trả lời các câu hỏi: Đoạn trích viết về ai? Vấn đề gì? Biểu hiện như thế nào? Đặt trong tình huống bản thân để nêu hành động cần thiết.
Thứ năm: Văn bản trong đề chưa thấy bao giờ nên học sinh cần đọc nhiều lần để hiểu từng câu, từng từ, hiểu nghĩa và biểu tượng qua cách trình bày văn bản, liên kết câu, cách ngắt dòng…
Lưu ý với câu viết đoạn văn
Thứ nhất: Viết đúng trọng tâm yêu cầu của đề. Nên viết theo đoạn diễn dịch. Câu chủ đề phải viết đúng vào yêu cầu của đề bài. Phải có từ khóa của đề trong câu mở đoạn. Các câu sau đó phải tuyệt đối đúng, trúng vào nội dung.
Thứ hai: Kết lại đoạn văn bằng 2-3 câu bày tỏ cái tôi của mình hoặc rút ra bài học.
Thứ ba: Bài yêu cầu viết 7-8 dòng (hoặc câu, giới hạn từ ), thí sinh có thể ước lượng để viết, không cần phải đếm quá chính xác số dòng.
Lưu ý câu về cảm thụ văn học
Cần xác định đầy đủ, chính xác yêu cầu của đề thi trong khoảng thời gian nhanh nhất. Vận dụng chính xác linh hoạt, nhuần nhuyễn các kiểu bài các kỹ năng và các thao tác nghị luận. Có bố cục rõ ràng.
Trong quá trình làm bài, thí ính cần phân bố thời gian hợp lý, không được bỏ bất cứ câu nào, bởi bài văn đạt điểm cao bao giờ cũng được làm nên từ những điểm số nhỏ trong từng ý từng câu.