Thầy dạy Toán bày “mẹo” giúp học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi quốc gia

0
3116

Các em phải sắp xếp cho mình một thời gian biểu khoa học, giờ nào học môn nào, sau bao nhiêu ngày phải kết thúc, tránh nhồi nhét kiến thức dẫn đến bội thực.

Năm 2017 là năm đầu tiên áp dụng hình thức thi trắc nghiệm hoàn toàn các môn trừ môn Ngữ văn trong kỳ thi quốc gia và theo Bộ Giáo dục và Đào tạo thì nội dung kiến thức các câu hỏi ra trong đề thi năm nay sẽ nằm trong chương trình lớp 12.

Như vậy, đề thi môn Toán gói gọn trong 7 chương của lớp 12. Câu hỏi được ra theo 4 cấp độ nhận thức: Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng – Vận dụng cao.

Đến thời điểm này chỉ còn 2 tháng nữa là sẽ diễn ra kì thi quốc gia 2017. Vậy nên theo nhiều thầy cô, thí sinh cần có kế hoạch học tập cụ thể theo từng ngày, từng tuần thì mới có thể mong ước đạt được điểm số cao.

Theo thầy Lê Anh Tuấn – Thạc sĩ Toán học và là giáo viên luyện thi trung học phổ thông môn Toán, khi thời gian ôn tập không còn nhiều, rất nhiều em đang đặt mục tiêu điểm 8,9,10 vẫn còn đang loay hoay với môn Toán với các lí do như sau:

+ Thấy mình đã có kiến thức cơ bản, đã luyện đề nhưng thường chỉ làm được khoảng 2/3 đề vì: thiếu thời gian, sai những chỗ không ngờ đến, mỗi lần làm đề đều mắc những lỗi giống nhau nhưng không sửa được.

+ Không biết phân bổ thời gian học làm sao cho hợp lý giữa 3 môn: Toán – Lí – Hóa/ Toán – Lí – Anh/ Toán – Anh – Văn.

+ Nên học bao nhiêu tiếng một ngày cho môn Toán?

+ Phần kiến thức khó học trong Toán thì làm thế nào mà làm được, bởi vì gặp quá nhiều dạng bài.

Do vậy, theo thầy Anh Tuấn, thí sinh hoàn toàn có thể đạt mục tiêu điểm 8,9,10 môn Toán khi các em lập được kế hoạch học tập khoa học. 

Sau khi tổng hợp xong. Cứ 2 tuần lại đọc lại lí thuyết và tổng hợp thêm lí thuyết dựa vào những tình huống ta gặp trong làm đề.Đặc biệt, giai đoạn này các em không phải đi luyện bài tập theo từng chủ đề nữa vì ta không còn nhiều thời gian. Việc này trong 1 tuần là các em phải hoàn thiện. Thứ nhất, về phương pháp học tập: Tuân theo quy tắc lý thuyết trước – bài tập sau:

Bước 1: Thống kê lại toàn bộ kiến thức sách giáo khoa có trong 7 chương của môn Toán lớp 12, đó là:

Ứng với mỗi chương, các em cần gạch ra các dạng toán, phương pháp giải dạng toán đó và các sai lầm thường gặp, các em không cần làm nhiều ví dụ trong phần này, chỉ cần lấy ví dụ đặc trưng nhất cho dạng toán đó để giúp ta hình dung về  mặt kiến thức.
Các em cũng nên thống kê lại các kỹ năng cơ bản của máy tính Casio để giúp ta đẩy nhanh tốc độ khi làm trắc nghiệm.
Bước 2: Bước vào quá trình luyện đề để đạt được hai mục đích: Thành thạo kiến thức cơ bản và tăng dần khả năng phản xạ đề, giúp các em giải quyết được những bài toán tư duy cao và quen dần với kỹ năng trắc nghiệm từ đó sẽ kịp làm hết đề trong 90 phút (luyện khoảng 10 đề ).

Bước 3: Tham gia một khóa học Tổng ôn kiến thức do một giáo viên có uy tín giảng dạy, có thể là ngay tại địa phương của các em hoặc nếu có máy tính và mạng internet thì các em có thể học trực tuyến ở các trang về giáo dục có uy tín.

Bởi vì đây là kênh ôn thi có nhiều thông tin phong phú, rất bổ ích nếu biết khai thác và tận dụng.

Có thể khai thác các đề thi thử trực tuyến hoặc xem các cẩm nang hướng dẫn ôn tập và bí quyết thi đạt điểm cao của các thủ khoa, giáo viên bộ môn trên trang mạng.

Và cũng như Sách tham khảo, chúng ta phải biết chọn lọc, những thứ gì đúng và cần thiết thì tiếp thu.

Lưu ý, khi làm trắc nghiệm, thí sinh nên đánh dấu những câu mình chưa chắc chắn, những câu có lí thuyết mình quên, những câu thú vị, những câu có cách giải còn dài.

Để sau khi làm xong các em sẽ đọc lại các câu này, chỗ nào lí thuyết chưa vững thì đọc lại sách, câu nào giải còn dài thì tìm cách giải ngắn hơn.

Thứ hai, cách phân bổ thời gian và thời lượng học tập

Thầy Lê Anh Tuấn chia sẻ kinh nghiệm phân bổ thời gian học tập như sau:

– Nên chọn và phân bổ thời gian học thi hợp lý nhằm giúp quá trình tự học đạt hiệu quả cao và làm cho trí óc bớt căng thẳng:

Buổi tối nên bắt đầu học từ 19 giờ tới 23 giờ, trễ lắm là tới 0g là đi ngủ (ôn bài trước khi ngủ, dữ liệu dễ ghi vào bộ nhớ).

Thời gian còn lại trong ngày, nếu học không vào thì nhất thiết các em phải thay đổi địa điểm, có thể tìm những nơi yên tĩnh để học hoặc dạo chơi cho khuây khỏa, sau đó về học tiếp.Buổi sáng, khoảng 5 giờ thức dậy và học đến 6 giờ thì nghỉ (hoặc 4 giờ đến 5 giờ).

Đây là hai mốc thời gian quan trọng mà các em dễ tự bổ sung kiến thức nhất.
– Mỗi ngày nên dành thời gian để rèn luyện và tự giải bài tập, các đề thi thử.

– Cần sắp xếp thời khóa biểu hợp lý giữa học tập và nghỉ ngơi, kết hợp chơi một số môn thể thao đơn giản hay tập thể dục cho máu huyết lưu thông, nghe nhạc êm dịu hoặc đi chơi thư giãn với bạn bè.

Đặc biệt ngủ một giấc thật sâu cũng là cách xả hơi để não có thể nạp năng lượng trước khi phải tiếp nhận khối lượng kiến thức tiếp theo.

-Cần lập thời gian biểu cân bằng giữa các môn học. Môn nào các em còn yếu thì cần dành nhiều gian hơn. Ngay từ bây giờ, các em phải sắp xếp cho mình một thời gian biểu khoa học, giờ nào học môn nào, sau bao nhiêu ngày phải kết thúc, tránh nhồi nhét kiến thức dẫn đến bội thực.

Theo kinh nghiệm thì chúng ta nên sắp xếp học xoay vòng các môn như sau:

Ví dụ: Thứ 2: Toán; Thứ 3: Lý, Thứ 4: Hóa. Thứ 5, Thứ 6, Thứ 7 xoay vòng.

Trên thực tế thì để có kết quả tốt nhất, Thời khóa biểu của chúng ta nên sắp xếp theo kiểu hôm nay nghe thầy giảng môn nào thì về tự  học ngay lại môn ấy.

Đọc lại, xem lại những gì đã học, đào sâu, giải quyết những gì còn thắc mắc. Những ngày nào không có lịch học thì xem những gì còn thiếu, còn yếu để hoàn thiện.

Giáo dục Việt Nam