TS cần tỉnh táo lựa chọn phương thức xét tuyển và nguyện vọng cho mình

0
1553
Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các trường ĐH-CĐ trong cả nước đã công bố chính thức các phương án tuyển sinh. Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia và kết quả học bạ THPT là hai phương án được các trường sử dụng trong mùa tuyển sinh 2018. Vậy hai phương án tuyển sinh này có điểm gì thí sinh cần lưu ý.

Xét tuyển theo kết quả học bạ THPT – con đường rộng mở

Phương thức xét tuyển vào đại học theo kết quả học bạ THPT đã được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, số liệu thống kê gần đây cho thấy có hơn 150 trường Cao đẳng, Đại học trong cả nước áp dụng hình thức này.

Việc sử dụng kết quả học tập ở bậc THPT làm căn cứ xét tuyển đã giảm bớt gánh nặng tâm lý thi cử ở học sinh năm cuối cấp. Bên cạnh đó, hình thức ngày còn có một số ưu điểm nổi bật sau:

Thứ nhất, thí sinh sẽ “cầm chắc” một tấm vé vào đại học mà không đặt nặng kết quả vào kì thi THPT quốc gia làm căn cứ xét tuyển Đại học, Cao đẳng.

Thứ hai, tổ hợp các môn theo phương thức xét điểm học bạ hoàn toàn trùng khớp với tổ hợp các môn trong kỳ thi THPT quốc gia và mỗi ngành có nhiều tổ hợp môn để thí sinh dễ lựa chọn. Từ đó, thí sinh có thể chọn tổ hợp các môn học thế mạnh của mình để tăng cơ hội đậu đại học.

Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia – lựa chọn ở thí sinh

Từ ngày 01/4/2018, học sinh trong cả nước bắt đầu làm thủ tục đăng ký dự thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển Cao đẳng, Đại học. Hạn chót là ngày 20/4/2018

Theo đó, Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, số trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).

Đây là một điểm mở rất lớn của mùa tuyển sinh năm nay nhằm tránh cho thí sinh bước chân vào ĐH sai sở thích và đam mê của mình, dẫn đến tình trạng thí sinh rơi rụng, bỏ cuộc trong quá trình học tập.

Trong lần xét tuyển đợt 1, đối với từng trường, ngành, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi mà không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký. Trừ trường hợp hai thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển theo các điều kiện phụ do mỗi trường đã thông báo. Nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn.

Quyền lựa chọn ngành nghề, ngôi trường theo học gần như nằm hoàn toàn ở sự lựa chọn của từng thí sinh, điều đó khiến nhiều chuyên gia tuyển sinh lưu ý thí sinh cần cân nhắc thật kỹ các nguyện vọng của mình.

Đặc biệt nên giới hạn số lượng nguyện vọng để tránh lãng phí và định hướng rõ mục tiêu của bản thân. Vì thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

Giữ sức khỏe và tránh sai sót không đáng có

Đứng trước kỳ vượt vũ môn quan trọng, các sĩ ngoài việc hệ thống kiến thức, rèn luyện sức khỏe và cập nhật thông tin thường xuyên về mùa thi thì việc quan trọng nhất chính là tránh sai sót trong làm hồ sơ và nguyện vọng vào các trường.

ThS (NCS) Nguyễn Duy Cường cho rằng; Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ xét tuyển, các em nên nhờ gia đình, thầy cô, bạn bè hỗ trợ, kiểm tra để tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra. Việc làm này cũng nhằm giúp thí sinh giữ tinh thần ổn định, tập trung cao độ cho kỳ thì.

” Giai đoạn chọn ngành, chọn trường cũng là thời điểm học sinh nên hệ thống lại kiến thức đã học để có cái nhìn bao quát và tự tin hơn khi bước vào phòng thi.

Tình hình sức khỏe trước và trong kỳ thi cũng là vấn đề nên chú ý. Để có một nền tảng thể lực và điểm rơi phong độ thật tốt, thí sinh cần lên kế hoạch học tập, rèn luyện, ăn uống một cách điều độ, khoa học ngay từ đầu năm học 12.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ thủ tục, thể chất và tinh thần, tâm lý thí sinh sẽ cảm thấy thoải mái hơn hơn trước con đường đến giảng đường đại học”-Th.s  Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Bệnh viện Quận 9 chia sẻ.

Theo Giaoducthoidai