Học sinh lớp 12 cần xác định hướng đi trước khi chọn nghề

0
1756

ĐH không phi là đích đến duy nht đ làm ngh. Mun xác đnh đưc bc hc phù hp, ngưi hc cn xác đnh rõ hưng đi cho bn thân trong tương lai…

Hc sinh Trưng THPT Long Trưng đt câu hi cho ban tư vn

Đây là một trong những thông tin được các chuyên gia tư vấn đưa ra trong chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 12 năm học 2019-2020 tổ chức tại Trường THPT Long Trường (Q.9) ngày 4-11. Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Doanh nghip cn gì  sinh viên khi ra trưng?

Với băn khoăn này của học sinh, trong vai trò là một doanh nghiệp, ThS. Lê Ngọc Hải (Giám đốc Công ty Hướng nghiệp Education Tour) cho hay, điều mà doanh nghiệp cần nhất và đánh giá cao nhất ở một sinh viên mới ra trường đó là năng lực cạnh tranh cốt lõi. Cụ thể, đó là nội lực của chính bản thân sinh viên đó để có thể làm việc vững vàng trong môi trường đặc thù của từng doanh nghiệp. “Có những sinh viên sau thời gian thử việc, tự động xin nghỉ việc ở doanh nghiệp. Các em xin nghỉ không phải do kiến thức chuyên môn không vững vàng mà đa phần là vì bản thân không đủ năng lực cạnh tranh để có thể trụ được trong môi trường doanh nghiệp đó”, ThS. Hải cho biết.

Với kinh nghiệm của bản thân, ThS. Hải nhìn nhận, rất nhiều sinh viên sau khi ra trường đã “vỡ mộng” khi vào làm việc tại doanh nghiệp. Bởi các em không có kinh nghiệm thực tế, không có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, cách quản lý cảm xúc của bản thân cùng với thái độ làm việc thiếu tính chuyên nghiệp, chuyên cần… “Khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, kiến thức toán, lý, hóa, văn, sử, địa… chỉ đảm bảo cho các em kiến thức cơ sở. Ở bậc ĐH, đó là những kiến thức để các em hoàn thiện nghề. Thế nhưng, để có thể tồn tại trong một môi trường doanh nghiệp, những kiến thức học ở nhà trường là chưa đủ mà còn cần đến kỹ năng của bản thân người học. Đó là các kỹ năng hòa nhập, làm việc nhóm, giao tiếp cùng kỹ năng biết vượt qua và xử lý những áp lực của công việc. Bên cạnh đó, điều quan trọng không kém là thái độ học hỏi, cầu thị trong công việc, cuộc sống. Thậm chí, đôi khi chính thái độ lại là điều giúp các em xây dựng và hoàn thiện nên giá trị cạnh tranh cốt lõi của mình trong môi trường doanh nghiệp thực tế”, ThS. Hải nhấn mạnh.

Có phi hc ĐH mi làm đưc vic?

Trao đổi với học sinh trong trường về những hướng đi sau tốt nghiệp THPT, ông Nguyễn Quốc Cường (chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh) thông tin: Sau THPT, người học có thể lựa chọn học tiếp lên TC, CĐ, ĐH hoặc đi du học. Theo ông Cường, không phải với ngành nghề nào cũng cần phải theo học ĐH thì mới có thể làm được nghề. “Có những nghề các em chỉ cần theo học trường nghề là có thể ra làm việc được. Ví dụ như sửa chữa xe gắn máy, nấu ăn, may mặc… Hay có những nghề chỉ cần học CĐ là ra làm nghề như hướng dẫn viên du lịch. Thế nhưng, có những nghề, các em bắt buộc phải theo học ĐH thì mới có thể phát triển thành nghề như sư phạm, bác sĩ. Do đó, tùy ngành nghề, tùy hướng đi của bản thân trong tương lai mà các em có những sự lựa chọn bậc học phù hợp để không tốn thời gian, tiền bạc mà vẫn có thể hành nghề”, ông Cường lưu ý.

Dù theo học bậc học nào, theo ông Cường, điều quan trọng nhất là người học cần xác định cho mình một ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân, điều kiện kinh tế của gia đình. “Đừng lựa chọn ngành nghề, bậc học theo cảm tính. ĐH không phải là đích đến duy nhất. Chỉ cần bản thân có năng lực, có đam mê, quyết tâm học tập, rèn luyện và một thái độ học tập đúng đắn thì ở bậc học nào các em đều có thể thành công”, ông Cường khẳng định.

Hc lut không phi ch làm lut sư

Trước thắc mắc của học sinh về ngành luật: có phải học luật ra để làm luật sư?, ThS. Đoàn Thanh Phong (Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin – Truyền thông, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho biết ngành luật với những phạm trù rất rộng từ Luật Kinh tế, Luật Quốc tế, Luật Tố tụng hình sự, Luật Dân sự, Luật Thương mại… Trong tất cả các lĩnh vực, người học sẽ được đào tạo kiến thức chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật. Song song đó, tùy chuyên ngành cụ thể mà sinh viên được cung cấp những kiến thức chuyên sâu khác nhau, ở những mảng lĩnh vực khác nhau. “Nhiều sinh viên và thậm chí là cả phụ huynh vẫn lầm tưởng rằng, cứ học ngành luật ra trường là trở thành luật sư. Không hẳn vậy. Với ngành luật, khi ra trường các em có tới trên 20 đầu việc để các em theo đuổi như thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên hoặc chuyên viên pháp lý…”, ThS. Phong thông tin.

Hơn 8.000 hc sinh tnh Đng Tháp đưc hưng nghip

Song song với chương trình tại TP.HCM, từ ngày 4 đến 10-11, chương trình tư vấn hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 12 năm học 2019-2020 do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức diễn ra ở 21 trường THPT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (chương trình có sự phối hợp với Sở GD-ĐT Đồng Tháp). Theo đó, trong chương trình các chuyên gia hướng nghiệp, tâm lý, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho học sinh lớp 12 về ngành nghề đào tạo hiện nay; phương thức lựa chọn ngành nghề phù hợp với đam mê, sở thích, năng lực…, để từ đó các em chọn lựa đúng ngành học, bậc học và trường học.

Để trở thành luật sư hay thẩm phán, theo ThS. Phong, người học phải có một kinh nghiệm nhất định, đồng thời cần phải học tập chuyên môn sâu hơn. Theo đó, sinh viên khi ra trường, để trở thành luật sư phải có thời gian ít nhất từ 1-1,5 năm thực tập tại một văn phòng luật sư, sau đó phải trải qua một kỳ thi chứng chỉ luật sư thì mới có đủ điều kiện để hành nghề luật. “Không phải ai cũng có thể trở thành luật sư. Muốn theo đuổi công việc này, các em cần phải có những tố chất cốt lõi của ngành như: sự năng động, tư duy logic, tư duy phân tích tốt để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, nhất là nắm vững các vấn đề về luật”, ThS. Phong phân tích.