Khi chọn nghề đừng quan tâm đến định kiến

0
1549

Đây là li khuyên ca các chuyên gia trong chương trình tư vn hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 12 năm hc 2019-2020 va din ra ti Trưng THPT Nguyn Thái Bình (Q.Tân Bình). Chương trình do Báo Giáo dc TP.HCM phi hp cùng S GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM t chc, vi s đng hành ca Trưng ĐH Công ngh TP.HCM và Trưng ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM.

Hc sinh Trưng THPT Nguyn Thái Bình đang nh ban tư vn gii đáp thc mc

Ngh nào “nam làm đưc thì n cũng có th làm đưc”

Theo ThS. Võ Ngọc Nhơn (Phó ban Tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM), trước đây người ta luôn quan niệm rằng nữ giới không phù hợp với những ngành nghề liên quan đến kỹ thuật, điện… Tuy nhiên, ngày nay nam giới có thể làm thợ may, thợ trang điểm hay đầu bếp thì tại sao nữ giới không thể làm công việc của nam trong khi xã hội đã bình đẳng?

Trước thông tin này, em Hoa Tranh (lớp 11A7) đặt câu hỏi: “Em thích ngành thiết kế nội thất nhưng nếu theo đuổi thì nên lựa chọn hướng nào?”. Để Hoa Tranh cùng các học sinh khác có hướng đi đúng đắn, ThS. Nhơn hướng dẫn: Trong thị trường lao động hiện nay, học một ngành có thể làm được nhiều nghề khác nhau và ngành thiết kế nội thất cũng vậy. Mặc dù được số đông nam giới lựa chọn nhưng ngành này có 2 hướng rõ rệt: thi công và thiết kế. Nếu chọn thi công thì các em phải đi theo công trình, còn chọn thiết kế thì được làm việc trên máy tính, ngồi trong văn phòng nhưng đòi hỏi tính tỉ mỉ, cẩn thận, tinh tế. Do vậy, nữ nên chọn hướng thiết kế. “Các em theo ngành này có thể học ở Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM. Mỗi trường có phương thức xét tuyển và yêu cầu khác nhau, nhất là đối với môn năng khiếu, do đó các em nên tìm hiểu xem mình phù hợp với trường nào để khả năng trúng tuyển được cao”, ThS. Nhơn khuyên.

Bổ sung thêm, ThS. Trần Nam (Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH KHXH-NV, ĐHQG TP.HCM) cho rằng: “Một sản phẩm nào khi tạo ra đều phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau, dành cho hai giới: nam, nữ. Do đó, các em thấy mình phù hợp với ngành nghề nào thì cứ theo đuổi, đừng định kiến với bất cứ ngành nghề nào. Bởi khi chọn ngành nghề phù hợp với đam mê và sở thích thì các em mới có thể làm tốt công việc đó và tạo ra được giá trị cho xã hội”.

Mun bán trà sa thì hc ngành nào?

Đây là câu hỏi khiến nhiều học sinh vô cùng ngạc nhiên vì các em nghĩ rằng làm công việc này thì không cần phải đi học. Tuy nhiên, đó lại là băn khoăn của một học sinh nam trong chương trình vì bản thân em rất thích làm công việc buôn bán, đặc biệt với sở thích uống trà sữa thì đây là lựa chọn rất phù hợp. Để các em học sinh hiểu rõ hơn vấn đề này, ThS. Lê Dũng (Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho biết hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều quán trà sữa. Muốn bán được trà sữa đòi hỏi người bán phải biết cách pha chế. Theo đó, có hai hướng để các em lựa chọn công việc này, đó là học ngành quản trị kinh doanh hoặc học pha chế. Khi học ngành quản trị kinh doanh, các em có thể phát triển chuỗi cửa hàng, biết cách quản lý tài chính, thuê mặt bằng, nhập nguyên vật liệu, khảo sát thị trường…; còn muốn học pha chế, các em có thể học ngành nhà hàng – khách sạn. Như vậy, khi mở quán kinh doanh, ngoài bán trà sữa, các em cũng có thể bán thêm đồ ăn, nước uống khác để phục vụ khách hàng.

Về công việc bán trà sữa, ThS. Trần Nam cho hay, trà sữa là loại thức uống theo thời, có nghĩa là chỉ rộ lên trong một thời gian sẽ bị lấn át bởi những món khác. “Hiện nay có rất nhiều quán trà sữa… bị ế. Do vậy, các em nên học ngành quản trị kinh doanh để khi bán món này không được có thể chuyển sang bán món khác”, ThS. Nam hướng dẫn.

Tiếp tục chương trình, em Ngọc Trân (lớp 12A4) bày tỏ: “Em thấy ngành công nghệ thông tin, kế toán và điều dưỡng là 3 lĩnh vực đang “hot”, vậy chúng em nên chọn lĩnh vực nào?”. Giải đáp vấn đề này, ông Trang Thành Phước (chuyên gia dự báo nguồn nhân lực) cho biết muốn chọn ngành nghề, trước hết các em cần xác định bản thân có năng lực với ngành nghề nào. Thị trường lao động phát triển thì sẽ có ngành nghề bị thiếu hụt, nhưng ngược lại cũng có ngành nghề lại bị bão hòa. Muốn không bị thất nghiệp, người học phải xác định năng lực để tự tạo thương hiệu cho bản thân – có năng lực thì mọi người sẽ cần tới mình. “Cũng là công việc kế toán, có em thì xin việc hoài không được nhưng cũng có em được rất nhiều công ty mời về làm mà không cần phải đến nơi làm việc xin”, ông Phước dẫn chứng.

Tương tự, em Nguyễn Thị Hồng Tiến (lớp 12A1) bày tỏ mong muốn biết rõ hơn về ngành Luật Kinh tế. Với vấn đề này, ThS. Lê Dũng trả lời: Sinh viên theo học ngành Luật Kinh tế sẽ được trang bị khối kiến thức về Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Hiến pháp, Luật Sở hữu trí tuệ… để sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức nền tảng giải quyết tranh chấp kinh doanh, phân tích, đánh giá, xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật phục vụ phát triển và hội nhập kinh tế. “Ở Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM, ngành này được đào tạo theo tín chỉ trong vòng 4 năm. Tuy nhiên, các em vẫn có thể ra trường sớm hơn quy định nếu học vượt để hoàn thành tín chỉ trước quy định. Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên sẽ học 50% kiến thức bằng tiếng Anh và được đi thực tập tại những nơi có uy tín. Do vậy, sau khi tốt nghiệp, các em sẽ có được kiến thức và kỹ năng vững vàng”, ThS. Dũng cam đoan.