Chọn ngành học để theo đuổi chưa bao giờ là việc dễ dàng với tất cả mọi người. Có người sớm tìm được hướng đi cho sự nghiệp thì chọn ngành học rất nhanh nhưng cũng có người không biết bản thân thích làm gì nên chọn ngành rất vất vả. Thi THPT sẽ liệt kê một số ngành học đào tạo các kiến thức “có độ phủ rộng” để các bạn có thể theo đuổi nhiều lĩnh vực khác nhau sau khi tốt nghiệp.
NO1. Quản trị Kinh doanh
Học gì trong ngành:
Nếu theo đuổi ngành này, bạn sẽ được học cách quản lý một doanh nghiệp như cách tạo nguồn vốn, quảng bá sản phẩm, đưa ra luật lệ, quản lý nhân viên,… Ngành học này phù hợp với những ai có niềm yêu thích kinh doanh hoặc buôn bán.
Có thể làm gì sau khi học xong:
Bạn không nhất thiết phải tự mở cơ sở kinh doanh riêng mà có thể sử dụng các kiến thức được học trong ngành để làm các vị trí như nhân viên truyền thông, chuyên viên nhân sự, nhân viên bán hàng,…và bất kể vị trí nào cần có trong một công ty.
NO2. Công nghệ thông tin
Học gì trong ngành:
Các bạn sẽ được học những kiến thức liên quan đến công nghệ ví dụ như xây dựng và chế tạo phần cứng lẫn phần mềm, lập trình website, bảo mật thông tin,…
Có thể làm gì sau khi học xong:
Cơ hội nghề nghiệp dành cho ngành học này rất rộng mở. Bạn có thể sử dụng kiến thức được học để tham gia vào lĩnh vực Game, Ứng dụng điện thoại, Phát triển phần mềm, Giáo dục, Sức khỏe Y tế…
NO3. Ngôn Ngữ
Học gì trong ngành:
Tất nhiên bạn sẽ học tất tần tật mọi thứ liên quan đến ngoại ngữ như các kỹ năng nghe nói đọc viết, văn học, lịch sử, kỹ năng thương lượng, biên phiên dịch,… của nước đó. Ví dụ: Ngôn Ngữ Anh, Ngôn Ngữ Nhật.
Có thể làm gì sau khi học xong:
Bạn có thể làm copywriter trong một công ty quảng cáo, blogger viết bài, biên tập viên cho các tạp chí, phóng viên cho các báo, chuyên viên truyền thông cho những công ty và tất cả những công việc đòi hỏi phải sử dụng ngôn ngữ khác….
NO4. Truyền thông đa phương tiện
Học gì trong ngành:
Bạn sẽ học được cách để quảng bá thương hiệu, giao tiếp với công chúng, quản trị doanh nghiệp,… khi theo đuổi ngành này.
Sau khi học xong có thể làm gì:
Ngoài việc trở thành chuyên viên truyền thông cho những công ty thì bạn còn có thể làm các công việc liên quan đến viết lách như blogger, biên tập viên,… hoặc trong các lĩnh vực khác như tổ chức sự kiện, quảng cáo,…
Năm 2019, Đại học FPT tuyển sinh theo 2 hình thức: xét tuyển hoặc tham gia kỳ thi đánh giá năng lực tháng 5.2019. Theo số liệu thống kê mới nhất: 100% sinh viên làm việc thực tế tại doanh nghiệp từ năm thứ 3, 96% sinh viên có việc làm ngay sau khi ra trường, 19% sinh viên làm việc học tập tại nước ngoài.
Thí sinh có học bạ THPT các khối A00, A01, D01, D90, D96 trong 2 học kỳ (học kỳ 2 lớp 11 + học kỳ 1 lớp 12 hoặc 2 học kỳ lớp 12) >=7.0 đủ điều kiện miễn thi sơ tuyển vào trường Đại học FPT có thể nộp hồ sơ xét tuyển.
Theo ĐH FPT