Cách “bắt bài” đề thi Ngữ văn thpt quốc gia năm 2018

0
2894

Ngữ văn là môn thi tự luận duy nhất trong kỳ thi thpt quốc gia năm 2018 đang là nỗi khiếp sợ của hàng ngàn thí sinh khi mà các dạng đề liên hệ, so sánh, cảm nhận giữa nhiều tác phẩm lên ngôi.

Để giúp cho thí sinh có những kỹ năng nắm bắt được ngay từ khi đọc đề và có xác định hướng đúng khi làm bài. Dưới đây ban biên tập Thi thpt quốc gia sẽ hướng dẫn các dạng đề thi có thể ra trong kỳ  thi thpt quốc gia năm 2018.

Đọc đúng và xác định đúng yêu cầu của đề thi Ngữ văn thpt quốc gia 2018.

Kỳ thi thpt quốc gia năm 2018 dự báo là sẽ không còn tình trạng ra đề kiểu học tủ học lệch như phân tích nguyên 1 tác phẩm hay nguyên một bài thơ. Điều đó không còn phù hợp với kỳ thi vừa để công nhận tốt nghiệp vừa để xét tuyển vào các trường Đại học – Cao đẳng bằng cách này.

Đối với các câu hỏi Nghị luận Xã hội việc đưa ra câu câu hỏi dường như rất rõ ràng. Tuy nhiên với các câu hỏi về Nghị luận Văn học thí sinh nên lưu ý các dạng đề sau để tránh lạc đề.

Học sinh lớp 12 và thí sinh tham dự kỳ thi thpt quốc gia gọi tắt là thí sinh lưu ý với dạng đề cảm nhận và so sánh.

  • Đề so sánh giữa 2 tác phẩm, 2 nhân vật trong 2 tác phẩm là một đề cũng khá rõ câu hỏi. Tuy nhiên nhược điểm của loại đề này đó là thí sinh hay bị lạc đề hay lan man vào các tác phẩm mà mình rõ nhất thay vì phải so sánh (tức là lấy những cái tinh túy nhất 2 của 2 tác phẩm, 2 nhân vật trong 2 tác phẩm để so sánh và làm nổi bật lên câu hỏi chủ ý của tác giả).
  • Đối với dạng đề cảm nhận cũng tương tự, thí sinh lần lượt cảm nhận từng đối tượng, nhân vật, tác phẩm…. xuất hiện trên đề bài, sau đó so sánh (chỉ ra điểm giống và khác nhau) rồi lý giải nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Tức là dạng đề này mở rộng hơn so với dạng đề so sánh, nó không bó chặt chi tiết như đề so sánh..

Một dạng đề thi quan trọng nữa và rất có khả năng cao sẽ xuất hiện trong kỳ thi thpt quốc gia năm nay. Nó đã được Bộ đưa ra trong đề thi minh họa thpt quốc gia năm 2018 đó là dạng đề liên hệ.

  • Đối với dạng đề liên hệ này: Đề sẽ đưa ra một dữ liệu đầu, yêu cầu thí sinh  “cảm nhận, phân tích…” sau đó đề yêu cầu thí sinh “liên hệ với…” dữ liệu thứ 2.

Dữ liệu 1 thường là kiến thức lớp 12; dữ liệu 2 thường là tác phẩm lớp 11. Trọng tâm kiến thức nghiêng về lớp 12 chiếm 70-80%, phần lớp 11 học sinh chỉ dành dung lượng 20-30%.

Tạm hiểu kiến thức lớp 12 thuộc phần yêu cầu cơ bản; phần liên hệ so sánh với lớp 11 thuộc phần yêu cầu phân hóa, phân loại thí sinh. Vì thuộc phần nâng cao nên khi liên hệ, so sánh với lớp 11, thí sinh cần chỉ ra được điểm tương đồng (giống nhau), khác biệt (khác nhau) với tác phẩm lớp 12; sau đó lý giải nguyên nhân và đưa ra nhận xét.

Dễ nhận thấy, điểm giống nhau của 2 dạng đề trên là đề bài đều nên ra 2 dữ liệu. Vì đề xuất hiện hai đối tượng trên đề bài, nên dù đề có hỏi “cảm nhận”, hoặc “so sánh”; hoặc “cảm nhận và so sánh”; hoặc “cảm nhận rồi liên hệ”… thí sinh đều cần làm nổi bật lần lượt từng đối tượng, rồi đi đến so sánh, lý giải nguyên nhân và rút ra kết luận.

Trên đây là những khái quát để nắm bắt được các dạng đề có thể ra trong kỳ thi thpt quốc gia năm nay. Thí sinh lưu ý để nắm bắt để ôn thi cho tốt. Chúc thí sinh chuẩn bị kiến thức tốt cho kỳ thi sắp tới.