Thí sinh xét tuyển bằng học bạ giảm mạnh

0
223
thi-tot-nghiep-thpt-2022-diem-hoc-ba-cao-hon-diem-thi-2

Không chỉ phương thức xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực, số thí sinh đăng ký vào các trường theo điểm học bạ ở cả trường công lẫn trường tư đều giảm mạnh so với năm ngoái.

Năm nay, nhiều trường ĐH công lập bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển dựa vào điểm học bạ THPT từ rất sớm. Đến cuối tháng 3, nhiều trường ĐH kết thúc xét tuyển học bạ đợt 1. Đa số các trường nhận được lượng đăng ký thấp hơn so với cùng thời gian này năm trước, trong khi số lượng chỉ tiêu dành cho phương thức học bạ của một số trường lên tới 40 – 70%.

Có trường mới nhận 1/3 hồ sơ so với năm trước

Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM là một trong những đơn vị công lập nhận hồ sơ xét tuyển dựa vào học bạ sớm nhất, bắt đầu từ cuối tháng 2. Tuy nhiên đến thời điểm này, sau hơn 2 tháng trường mới chỉ nhận được hơn 2.000 hồ sơ. Năm nay trường chỉ xét tuyển dựa vào học bạ một đợt đến hết ngày 10.6.

Thí sinh xét tuyển bằng học bạ giảm mạnh - Ảnh 1.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông trường này, cho biết số thí sinh (TS) giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, nếu năm trước thời điểm này trường nhận được hơn 6.000 hồ sơ thì năm nay chỉ bằng khoảng 1/3.

Năm nay, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM xét tuyển hơn 5.000 chỉ tiêu, trong đó phương thức xét dựa vào kết quả học tập THPT chiếm khoảng 30 – 40% tổng chỉ tiêu. Đợt 1 nhận hồ sơ từ tháng 2 đến hết ngày 15.5, nhưng theo tiến sĩ Võ Thái Dân, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, dù chưa thống kê số liệu nhưng ghi nhận không khí TS đến nộp hồ sơ trực tiếp tại trường thấy kém sôi động hơn năm trước.

Tiến sĩ Trần Thanh Thưởng, Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết trường bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển sớm từ ngày 1.3 và đến nay có khoảng hơn 30.000 nguyện vọng đăng ký. So với năm ngoái, hồ sơ đăng ký vào trường năm nay giảm nhẹ. Trong đó, 3 ngành dẫn đầu về hồ sơ đăng ký như: logistics và quản lý chuỗi cung ứng, công nghệ thông tin và công nghệ kỹ thuật ô tô. Ngược lại, nhiều ngành TS đăng ký xét tuyển ít như: thiết kế đồ họa, công nghệ kỹ thuật nhiệt, công nghệ in, kiến trúc, công nghệ may, thiết kế thời trang, năng lượng tái tạo, công nghệ vật liệu, kiến trúc nội thất…

Nhiều TS đang hiểu nhầm là không cần chọn phương thức xét tuyển. Do đó, nhiều TS nghĩ rằng không cần đăng ký xét tuyển tại trường mà chỉ cần đăng ký một lần trên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT là đủ. Các em vẫn không hiểu rằng việc xét tuyển sớm chỉ áp dụng đối với phương thức học bạ hoặc phương thức đánh giá năng lực.

Tiến sĩ Võ Văn Tuấn (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang)

Tiến sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, cho biết đợt 1 trường nhận được 25.000 hồ sơ với tổng cộng 62.000 nguyện vọng, thấp hơn so với cùng thời điểm năm 2022 dù năm nay nhận hồ sơ sớm hơn (ngày 6.2), trong khi năm 2022 là 1.3.

Thạc sĩ Trương Thị Ngọc Bích, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Kinh tế tài chính TP.HCM, cho hay đến thời điểm này trường mới nhận được 3.000 hồ sơ với gần 4.000 nguyện vọng, chỉ bằng 60% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, chỉ tiêu xét ở 2 phương thức học bạ là 70%, khoảng gần 5.000 trên tổng số 6.600 chỉ tiêu.

Theo Báo Thanh niên