Trúng tuyển ĐH bằng điểm thi tốt nghiệp nhưng trượt vì điểm học bạ: Có nên quy định quá nhiều tiêu chí phụ?

0
649

Thực tế có một số trường đại học có các quy định về điều kiện học tập ở bậc THPT (học bạ), nhưng thí sinh không đọc kỹ nên dẫn đến tình trạng “khóc dở, mếu dở”.

Một số thí sinh thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao và có giấy báo trúng tuyển, nhập học đại học. Nhưng khi đến nhập học, nhà trường hậu kiểm phần học bạ và báo không đủ điều kiện trúng tuyển.

Thực tế có một số trường đại học có các quy định về điều kiện học tập ở bậc THPT (học bạ), nhưng thí sinh không đọc kỹ nên dẫn đến tình trạng “khóc dở mếu dở”.

Chẳng hạn, có trường quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh chọn phương thức xét tuyển bằng kết quả thi THPT, nhưng thí sinh phải có kết quả học tập THPT (3 năm) của mỗi môn trong tổ hợp xét tuyển không dưới 7,0 điểm.

Do đó, nếu thí sinh không đọc kỹ thông tin này trong đề án tuyển sinh của các trường thì chỉ cần trong học bạ có 1 môn dưới 7 điểm là các em cũng bị trượt đại học cho dù điểm thi có cao.

Khẳng định, một số trường hợp hi hữu trượt đại học nêu trên chắc chắn không phải lỗi của phần mềm tuyển sinh, PGS. TS Bùi Đức Triệu – Trưởng phòng Đào tạo (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) thẳng thắn nói, đó là các trường đặt ra nhiều tiêu chí phụ.

“Quan điểm của tôi là nên quy định những gì đơn giản, không nên đặt quá nhiều điều kiện phụ, dẫn đến phức tạp” – PGS. TS Bùi Đức Triệu nhấn mạnh, đồng thời cho rằng, trách nhiệm không chỉ thuộc về thí sinh mà cũng có phần trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học. Các trường phải rà soát hồ sơ, bởi học bạ THPT rất rõ, không thể nhầm lẫn. Đối tượng ưu tiên hoặc khu vực ưu tiên có thể bị nhầm lẫn, khai thông tin chưa đúng, nhưng học bạ thì không.

“Đành rằng, các trường cũng có phương án xử lý nhưng dù sao, các em cũng bị “sốc”. Vừa rồi, Trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng nhận một vài trường hợp nhưng các em bị trượt vì các lý do khác nhau, nhưng sau đó, thí sinh cũng trúng tuyển vào các nguyện vọng sau” – PGS. TS Bùi Đức Triệu chia sẻ và cho hay: