“Phát hờn” với các lớp học có 1-0-2 của sinh viên trường này

0
1637

Nằm trong top các trường ĐH được xếp hạng chất lượng giáo dục trên toàn thế giới, nhưng ĐH FPT lại khiến nhiều người bất ngờ khi mở những lớp học “chẳng giống ai” dành cho sinh viên.

Với quy mô đào tạo đa ngành đi cùng chất lượng giáo dục hàng đầu, cơ sở vật chất tối tân và môi trường học tập sáng tạo, ĐH FPT luôn là cái tên không thể thiếu trong danh sách đăng ký nguyện vọng của các thí sinh THPT. Thế nhưng, không nhiều người chú ý đến việc mở hàng loạt những lớp học không có tí liên quan nào đến kiến thức chuyên ngành của ngôi trường này. Bên cạnh các lớp chính khóa, những lớp học nghệ thuật và kỹ năng mềm tại ĐH FPT mọc lên như nấm và đặc biệt được ưa chuộng trong cộng đồng sinh viên.

Nghệ thuật ứng dụng

Đây là lớp học hướng dẫn các loại hình nghệ thuật khác nhau như kịch câm, kịch hình thể, kịch ứng tác… nhằm mục đích chú trọng vào trải nghiệm nội tâm, cảm xúc và khả năng rung cảm cũng như tư duy phản biện, lập luận của sinh viên.

Đây là lớp học hướng dẫn các loại hình nghệ thuật khác nhau như kịch câm, kịch hình thể, kịch ứng tác… nhằm mục đích chú trọng vào trải nghiệm nội tâm, cảm xúc và khả năng rung cảm cũng như tư duy phản biện, lập luận của sinh viên.

Các sinh viên FPT sẽ được đích thân các nghệ sĩ kịch hướng dẫn kỹ thuật biểu đạt cảm xúc mới mẻ như học cách lắng nghe, cảm nhận chuyển động của cơ thể, giải phóng hình thể, luyện tập biểu cảm khuôn mặt, diễn xuất, điều khiển cảm xúc, khám phá những động tác biểu diễn kinh điển, thử thách trí tưởng tượng và khả năng tư duy… Vượt qua sự lúng túng ban đầu, những kỹ năng ở lớp nghệ thuật dần thân quen hơn, giúp sinh viên kiểm soát và ứng dụng ngôn ngữ cơ thể một cách linh hoạt trong các tình huống thường ngày như giao tiếp xã hội, thuyết trình, phỏng vấn…

Kết thúc lớp kịch, sinh viên FPT sẽ có một tác phẩm đồng diễn. Điều đó có nghĩa là mỗi nghệ sĩ không chuyên của ĐH FPT sẽ có ít nhất một lần đứng trên sân khấu. Cứ ngỡ, chỉ học những trường năng khiếu sinh viên mới có cơ hội va chạm với các hoạt động liên quan nghệ thuật như thế này. Nhưng hóa ra ở FPT, những môn nghệ thuật xa xỉ lại phổ biến và dễ dàng kiếm tìm đến thế.

Quản lý và lãnh đạo bản thân

Nhiều sinh viên theo học lớp này chỉ với mục đích duy nhất – khám phá bản thân để trả lời những câu hỏi: Mình là ai? Mình thích và đam mê điều gì?

Nhiều sinh viên theo học lớp này chỉ với mục đích duy nhất – khám phá bản thân để trả lời những câu hỏi: Mình là ai? Mình thích và đam mê điều gì?

Khi tham gia lớp học này, sinh viên sẽ có cơ hội để nhận thức sâu về chính mình, tự giải đáp những thắc mắc lớn nhất về sự hiện hữu, mơ ước, mục tiêu cuộc đời. Các chuyên gia đứng lớp thường dùng các kỹ thuật liên quan đến tâm lý để khuyến khích người học tự nhìn lại chính mình và hỏi: “Tôi là ai? Tài năng của tôi là gì? Góc tối của tôi là gì?”.

Ngoài ra, đây còn là lớp học để sinh viên lĩnh hội những công cụ cần thiết về quản lý bản thân. Ban đầu, các chuyên gia sẽ khai thác những trải nghiệm của người tham gia để đưa ra những bài học phù hợp và từ đó áp dụng vào hành động thực tế, giúp các bạn trẻ hoạch định và đặt ra mục tiêu cho bản thân. Sau cùng, mỗi cá nhân sẽ tìm ra những công cụ phù hợp để tự rèn luyện và phát huy trọn vẹn những tiềm năng của mình.

Lớp dành cho các thủ lĩnh (Leardership in Action)

Lớp học này được xây dựng với mong muốn phát triển sự tự chủ, kỹ năng tư duy, lãnh đạo, nâng cao giá trị nội tại và trách nhiệm xã hội cho sinh viên.

Lớp học này được xây dựng với mong muốn phát triển sự tự chủ, kỹ năng tư duy, lãnh đạo, nâng cao giá trị nội tại và trách nhiệm xã hội cho sinh viên.

Những buổi học của lớp Leardership in Action được thiết kế dựa trên chương trình đào tạo thủ lĩnh quốc tế Knowmads, mang đến nhiều trải nghiệm để thử thách tầm nhìn và bản lĩnh của những sinh viên tham dự.

Đối tượng tham gia các lớp này thường là các sinh viên nằm trong ban cán sự lớp, các chủ nhiệm CLB, cá nhân hướng tới vị trí lãnh đạo. Cũng giống như các lớp dạy kỹ năng mềm khác, Leadership in Action tạo cơ hội cho sinh viên khám phá bản thân, tự hoàn thiện mình và thử thách khả năng lãnh đạo của các thủ lĩnh tương lai.

Qua các buổi học, sinh viên được hướng dẫn để tự cam kết với các nguyên tắc của bản thân, nhận thức và phát huy những giá trị cốt lõi bên trong mình.

Nhạc cụ dân tộc

Không ít người sẽ bất ngờ khi chứng kiến các sinh viên CNTT hay kinh tế của trường ĐH FPT chơi đàn, không kể nam hay nữ.

Không ít người sẽ bất ngờ khi chứng kiến các sinh viên CNTT hay kinh tế của trường ĐH FPT chơi đàn, không kể nam hay nữ.

Trong chương trình học, sinh viên sẽ được tự chọn một trong sáu loại nhạc cụ bao gồm đàn tranh, đàn bầu, đàn nhị, đàn nguyệt, sáo hoặc đàn tì bà để theo học như một môn bắt buộc.

Với sự tận tình từ các nghệ sĩ đàn và các ca nương, sinh viên FPT sẽ được hướng dẫn để có thể chơi được một số bài nhạc truyền thống cơ bản. Sau ba tháng rèn luyện, sinh viên có thể chơi thuần thục các bài nhạc với độ phức tạp cao hơn.

Những tưởng nhạc cụ truyền thống là một môn học khá “cổ” đối với sinh viên, thế nhưng khi tiếp xúc, nhiều sinh viên ĐH FPT lại đặc biệt bị thu hút bởi âm điệu da diết, nhẹ nhàng của các nhạc cụ dân tộc này.

Theo Tri Thức Trẻ