Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 môn Vật lý (24 mã đề)

0
1185

Sáng ngày 10/8, các sĩ tử đã hoàn thành bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên có thể tra cứu đáp án đề thi môn Vật lý (24 mã đề) ở đây.

Sáng ngày 10/8, sĩ tử đã làm đề thi môn Vật lý kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 có thời gian làm bài 50 phút và 40 câu hỏi trắc nghiệm. Nội dung ôn tập trải dài suốt 3 năm học trong đó kiến thức chương trình lớp 12 là chủ yếu. Bài thi Vật lý năm nay với các câu hỏi sẽ rơi vào phần kiến thức ôn tập đã được tinh giản của Bộ GD-ĐT cho phù hợp với tình hình dịch Covid-19.

Dưới đây là đáp án gợi ý đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 môn Vật lý

Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 môn Vật lý (24 mã đề) - Ảnh 1.
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 môn Vật lý (24 mã đề) - Ảnh 2.
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 môn Vật lý (24 mã đề) - Ảnh 3.
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 môn Vật lý (24 mã đề) - Ảnh 4.
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 môn Vật lý (24 mã đề) - Ảnh 5.
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 môn Vật lý (24 mã đề) - Ảnh 6.
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 môn Vật lý (24 mã đề) - Ảnh 7.
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 môn Vật lý (24 mã đề) - Ảnh 8.
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 môn Vật lý (24 mã đề) - Ảnh 9.
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 môn Vật lý (24 mã đề) - Ảnh 10.
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 môn Vật lý (24 mã đề) - Ảnh 11.
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 môn Vật lý (24 mã đề) - Ảnh 12.
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 môn Vật lý (24 mã đề) - Ảnh 13.
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 môn Vật lý (24 mã đề) - Ảnh 14.
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 môn Vật lý (24 mã đề) - Ảnh 15.
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 môn Vật lý (24 mã đề) - Ảnh 16.

Nhận xét về đề thi Vật Lý kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 do thầy Phạm Quốc Toản của Tuyensinh247.com thực hiện:

Nhìn chung, đề thi năm nay không có gì bất ngờ với học sinh, bám sát cấu trúc đề tham khảo của Bộ đã ban hành.

Về mức độ: dễ thở với học sinh có mục tiêu tốt nghiệp (dễ kiếm điểm 5), phân loại tốt với học sinh dùng môn Vật lí để xét tuyển Đại học (8 câu cuối). Học sinh học “khá cứng” và học giỏi thì làm đến tầm câu 32 cảm thấy không quá khó khăn. Dự kiến phổ điểm chủ yếu sẽ tầm từ 5 đến 7 điểm nhưng điểm từ  8,5-9,5 sẽ ít, còn 10 tuyệt đối thì chắc chắn vẫn rất rất hạn chế.

Về tổng quan, đề gồm 40 câu hỏi sắp xếp từ dễ đến khó, chủ yếu nội dung kiến thức lớp 12 THPT (90% – 36 câu hỏi) và một phần nhỏ kiến thức lớp 11 (10% – 4 câu). Trong đó, vẫn có khoảng với 70% cơ bản và 30% mang tính phân loại. Câu hỏi trắc nghiệm định tính (Lý thuyết) chiếm khoảng 45%. Câu không còn “đánh đố” học sinh bởi sự khó khăn về toán học hay mất thời gian dài để giải. Các câu hỏi mang tính phân loại cao vẫn khai thác tư duy Vật lí sâu sắc như: kiến thức liên quan đến thực tiễn, ứng dụng, câu hỏi khai thác đồ thị về dao động cơ và dòng điện xoay chiều, câu hỏi thí nghiệm. Đặc biệt đề thi năm nay có câu liên quan đến cơ hệ rất thú vị (Câu 40 MĐ 222 Lò xo gắn với hệ vật vắt qua ròng rọc) và một câu rất ít xuất hiện liên quan đến công suất tức thời (Câu 39 – MĐ 222). Những câu khó mất khá nhiều thời gian để tư duy hiện tượng và giải.

Về mức độ phân hoá: Nhận biết (20 câu); Thông hiểu (10 câu); Vận dụng (4 câu); Vận dụng cao (6 câu).

Cụ thể cấu trúc về mặt nội dung: Tỉ trọng câu các chương vẫn không thay đổi nhiều so với đề thi các năm trước và đề tham khảo. Vẫn tập trung nhiều vào 3 chương đầu (23 câu) (Dao động cơ, Sóng cơ và sóng âm, Dòng điện xoay chiều) Cụ thể:

Chương I. Dao động cơ: 8 câu

Chương II. Sóng cơ và sóng âm: 6 câu

Chương III. Dòng điện xoay chiều: 9 câu

Chương IV. Dao động và sóng điện từ: 3 câu

Chương V. Sóng ánh sáng: 4 câu

Chương VI. Lượng tử ánh sáng: 3 câu

Chương VII. Hạt nhân nguyên tử: 3 câu

Vật lí 11: 4 câu

Học sinh cần chú ý hơn ở câu hỏi thông hiểu, đặc biệt là những câu trắc nghiệm định tính. Đôi khi đọc xong có cảm giác rất dễ nhưng có khi bị lừa về mặt bản chất Vật lí. Đến những câu này, thí sinh cần bình tĩnh đọc kỹ câu hỏi, không vội vàng trong việc chốt đáp án cuối cùng.

Để làm tốt được đề thi này thì học cần những yếu tố sau: Bình tĩnh, làm nhanh những câu hỏi mức độ nhận biết và thông hiểu, chắc chắn đáp án nào tô luôn vào phiếu trả lời trắc nghiệm. Sau khi làm tới câu 30-32 nên kiểm tra lướt qua một lượt để đảm bảo độ chính xác cao. Sau đó, mới dồn tâm sức làm các câu mức vận dụng và vận dụng cao. Khoảng 5 cuối không nên làm tiếp các câu khó nữa mà nên dành thời gian kiểm tra việc tô chuẩn các đáp án (Lưu ý tô đủ số câu trả lời).