10 ngành có điểm chuẩn tăng, giảm mạnh nhất

0
975
du-kien-tang-hoc-phi-nhieu-nganh-o-cac-truong-dai-hoc-1

10 ngành có điểm chuẩn giảm mạnh nhất năm 2022 đều thuộc Đại học Giao thông vận tải TP HCM, trong khi 10 ngành điểm chuẩn tăng mạnh nhất đến từ 8 trường.

Từ ngày 15 đến 17/9, tất cả đại học đã công bố điểm chuẩn theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022. Điểm chuẩn năm nay phân hóa mạnh ở nhiều ngành, nhóm ngành, chủ yếu do biến động về phổ điểm và chỉ tiêu.

Nếu như năm 2021, điểm chuẩn trường Đại học Giao thông Vận tải TP HCM tăng mạnh so với năm 2020 với ngành tăng mạnh nhất lên tới 9,2 điểm, có ngành lấy 27,1 điểm thì năm nay điểm chuẩn trường này lại giảm mạnh, chỉ dao động 15-19, trong đó đa phần là 15 điểm, bằng mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển mà trường công bố đầu tháng 8.

10 ngành giảm điểm chuẩn mạnh nhất cả nước năm nay đều của trường Đại học Giao thông vận tải TP HCM. Trong đó, ngành Khai thác vận tải (chuyên ngành Quản lý và kinh doanh vận tải) giảm mạnh nhất – 10,9 điểm. Bốn ngành khác giảm tới hơn 10 điểm gồm Khai thác vận tải (Quản trị Logistics và vận tải đa phương tiện) chương trình chất lượng cao, Kinh tế vận tải (Kinh tế vận tải biển), Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa (Tự động hóa công nghiệp), Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.

Mức giảm ít nhất trong top 10 (bốn ngành đồng hạng 10) cũng là 9,2 điểm. Nếu chia trung bình, mỗi môn cần ít hơn khoảng 3,07 điểm so với năm ngoái.

10 ngành giảm điểm chuẩn mạnh nhất năm 202225.925.925.725.725.525.525.425.427.127.126.926.924.824.824.624.624.524.524.224.224.224.224.224.224.224.2151515151515151517171717151515151515151515151515151510.910.910.710.710.510.510.410.410.110.19.99.99.89.89.69.69.59.59.29.29.29.29.29.29.29.2Năm 2021Năm 2022Mức giảmKhai thác vận tải (Quản lý và kinh doanhvận tải)Khai thác vận tải (Quản trị Logistics và vậntải đa phương tiện) – CLCKinh tế vận tải (Kinh tế vận tải biển)Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá (Tựđộng hoá công nghiệp)Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng(Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng)Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Quảntrị Logistics và vận tải đa phương thức)Kinh tế vận tải (Kinh tế vận tải biển) – CLCKỹ thuật cơ khí (Cơ khí tự động)Công nghệ thông tin (Công nghệ thông tin)– CLCMạng máy tính và truyền thông dữ liệuKinh tế xây dựng (Kinh tế xây dựng)Kinh tế xây dựng (Quản lý dự án xâydựng)Kỹ thuật điện (Điện công nghiệp Hệ thốngđiện giao thông Năng lượng tái tạo)051015202530VnExpress

Điểm chuẩn của trường giảm mạnh một phần lớn do chỉ tiêu tuyển sinh năm nay tăng cao. Năm 2021, trường chỉ tuyển 1.610 sinh viên, trung bình mỗi chuyên ngành 30 sinh viên. Còn năm nay, tổng chỉ tiêu tăng lên thành 5.050.

Chia sẻ sau khi công bố điểm chuẩn, đại diện nhà trường cho rằng năm ngoái điểm chuẩn của trường tăng quá cao nên có thể năm nay nhiều thí sinh không dám nộp hồ sơ. Ngoài ra, lượng nguyện vọng vào các chương trình chất lượng cao giảm dẫn đến điểm chuẩn giảm, có thể do nhiều gia đình, thí sinh cân nhắc lựa chọn sau khi kinh tế bị ảnh hưởng bởi Covid-19 bởi chương trình này có học phí cao hơn.

Dù điểm chuẩn về bằng mức sàn, trường Đại học Giao thông vận tải TP HCM vẫn phải tuyển bổ sung 9 chuyên ngành với tổng chỉ tiêu là 500. Trường sử dụng hai phương thức xét tuyển gồm xét học bạ THPT và điểm thi tốt nghiệp THPT. Với phương thức xét điểm thi, mức sàn đối với thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển bổ sung là 15.

Ở chiều ngược lại, 10 ngành có điểm chuẩn tăng mạnh nhất năm 2022 đến từ 8 trường khác nhau (chỉ xét các ngành lấy điểm chuẩn thang 30, cùng cách tính điểm xét tuyển trong hai năm 2021 và 2022).

Trường Đại học Quy Nhơn có hai ngành là Sư phạm Lịch sử và Sư phạm Địa lý, ở hai vị trí đầu tiên của top 10. Năm ngoái, hai ngành này lấy điểm chuẩn 19, năm nay tăng 9,5 điểm lên 28,5.

Một ngành đào tạo giáo viên khác là Sư phạm Vật lý (Đại học Sư phạm Huế) cũng góp mặt trong top 10 ngành có điểm chuẩn tăng mạnh nhất, từ 19 lên 26, chênh lệch 7 điểm.

Trong 3-5 trở lại đây, điểm chuẩn nhiều ngành ở các trường Sư phạm không ngừng tăng. Theo ông Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, điểm chuẩn tăng một phần do chỉ tiêu tuyển sinh của nhóm sư phạm giảm. Như tại Trường Đại học Giáo dục, chỉ tiêu năm ngoái là 750 thì năm nay giảm xuống còn 436. Trường Đại học Quy Nhơn ban đầu dự kiến tuyển 1.300 chỉ tiêu cho 15 ngành đào tạo giáo viên nhưng sau đó chỉ được giao tuyển 770.

10 ngành tăng điểm chuẩn nhiều nhất năm 2022Thang điểm 30, cùng công thức tính điểm xét tuyển trong hai năm 2021, 202220222021Mức tăngSư phạm Lịch sử (Đại học Quy Nhơn)Sư phạm Địa lý (Đại học Quy Nhơn)Xã hội học (Học viện Phụ nữ Việt Nam)Triết học (Đại học Sư phạm Hà Nội)Kinh tế (Đại học Lao động – Xã hội Hà Nội)Công tác xã hội (Đại học Lao động – Xã hộiHà Nội)Công nghệ thông tin (Đại học Sư phạm ĐàNẵng)Bảo hiểm (Đại học Lao động – Xã hội HàNội)Quan hệ công chúng (Học viện ThanhThiếu Niên Việt Nam)Sư phạm Vật lý (Đại học Sư phạm Huế)051015202530VnExpressSư phạm Vật lý (Đại học Sư phạm Huế)● 2021: 19

Trường Đại học Lao động – Xã hội (cơ sở Hà Nội) có ba ngành trong top 10 tăng điểm chuẩn mạnh nhất, gồm Kinh tế (5), Công tác xã hội (6), Bảo hiểm (8), lần lượt tăng 7,3, 7,25 và 7,15 điểm.

Những ngành còn lại gồm Xã hội học, Triết học, Công nghệ thông tin, Quan hệ công chúng. Hầu hết các ngành này xét tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa). Điểm chuẩn xét tuyển bằng tổ hợp C00 năm nay tăng mạnh do phổ điểm Lịch sử và Ngữ văn cao, đặc biệt ở môn Sử. Đỉnh phổ điểm khối C00 là 19,5-20 trong khi năm ngoái 17,5-18,5. Số thí sinh đạt 26-27 điểm năm nay là hơn 9.200, năm ngoái gần 5.400.

Nếu xét cả những ngành lấy điểm chuẩn 40 và tính điểm chuẩn trung bình môn, các ngành nhóm sư phạm và khoa học xã hội vẫn tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu.

Values10 ngành tăng điểm chuẩn trung bình môn nhiều nhất năm 2022Tính cả ngành lấy điểm thang 30, 409.679.67778.188.189.59.59.59.57.837.837.837.837.67.67.587.587.437.436.386.383.753.75556.336.336.336.33555.335.335.175.175.175.175.055.053.293.293.253.253.183.183.173.173.173.172.832.832.52.52.432.432.422.422.382.3820222021Mức tăngSư phạm Lịch sử (Đại học Sư phạm HàNội 2)Hệ thống thông tin (Đại học Tài nguyên vàMôi trường TP HCM)Ngôn ngữ Anh (Đại học Sư phạm Hà Nội2)Sư phạm Lịch sử (Đại học Quy Nhơn)Sư phạm Địa lý (Đại học Quy Nhơn)Xã hội học (Học viện Phụ nữ Việt Nam)Triết học (Đại học Sư phạm Hà Nội)Kinh tế (Đại học Lao động – Xã hội Hà Nội)Công tác xã hội (Đại học Lao động – Xã hộiHà Nội)Công nghệ thông tin (Đại học Sư Phạm ĐàNẵng)024681012VnExpress

Trong 10 ngành có điểm trung bình môn tăng mạnh nhất, có ba ngành thuộc nhóm đào tạo giáo viên (đều là Sư phạm Lịch sử, Địa lý), năm ngành thuộc khối xã hội (Ngôn ngữ Anh, Xã hội học, Triết học, Kinh tế, Công tác xã hội). Mức tăng dao động 2,5-3,3 điểm/môn.

Chỉ hai ngành khoa học tự nhiên trong top 10 là Hệ thống thông tin quản lý (Đại học Tài nguyên và Môi trường TP HCM) và Công nghệ thông tin (Đại học Sư phạm Đà Nẵng), lần lượt tăng 3,25 và 2,38 điểm một môn.

Trước khi điểm chuẩn được công bố, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng một số chuyên gia dự đoán các ngành “hot” sẽ tiếp tục được quan tâm và tăng nhẹ, trong đó có nhóm công nghệ thông tin. TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo, Đại học Quốc gia TP HCM, nhận định vì phải đăng ký toàn bộ nguyện vọng lên hệ thống, thí sinh sẽ chọn ngành mình thích nhất làm nguyện vọng 1, khiến điểm chuẩn các ngành hot, cạnh tranh cao vẫn tăng hoặc duy trì vị trí đầu bảng.

Năm nay, cả nước có hơn một triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, trong đó hơn 620.000 đăng ký xét tuyển đại học. Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trực tuyến trước 17h ngày 30/9 trên hệ thống tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nếu có nhu cầu xét tuyển các đợt bổ sung (từ tháng 10 đến tháng 12), thí sinh theo dõi thông tin được đăng tải trên trang tuyển sinh của các trường.

Theo Báo VnExpress