ĐH Bách khoa Hà Nội: Điểm chuẩn trúng tuyển bằng nhau ở các nhóm ngành

0
1601

Ngày 10/2, trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã công bố phương án tuyển sinh 2017. Theo đó, các nhóm ngành có chung một mã đăng ký xét tuyển, có cùng tổ hợp các môn xét tuyển và cùng điểm chuẩn trúng tuyển.

Điều kiện ĐKXT vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: Thí sinh đủ điều kiện tham gia tuyển sinh quy định tại Điều 6 của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành theo Quy chế tuyển sinh 2017; có học lực trong 3 năm THPT và điểm thi của tổ hợp môn xét tuyển trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017 đạt yêu cầu của Trường.

Các nhóm ngành (gồm một hoặc vài ngành đào tạo) có chung một mã đăng ký xét tuyển, có cùng tổ hợp các môn xét tuyển và cùng điểm chuẩn trúng tuyển.

Việc phân ngành học (đối với các nhóm có 2 ngành trở lên) được thực hiện ngay sau khi thí sinh trúng tuyển vào trường trên cơ sở nguyện vọng của thí sinh và chỉ tiêu đào tạo ngành do Trường quy định. Đối với một nhóm ngành, điểm chuẩn trúng tuyển bằng nhau cho tất cả các tổ hợp môn xét tuyển. Do đó thí sinh chỉ cần đăng ký một tổ hợp môn xét tuyển có kết quả thi cao nhất.

Thí sinh trúng tuyển với kết quả thi đạt yêu cầu của Trường có thể đăng ký tham dự bài kiểm tra đánh giá năng lực để được chọn vào học chương trình đào tạo Kỹ sư Chất lượng cao và Kỹ sư tài năng.

Chỉ tiêu, tổ hợp môn xét tuyển vào trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2017:

Mã xét tuyển Nhóm ngành Ngành và chương trình đào tạo Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp môn

xét tuyển

KT11 Cơ điện tử Kỹ thuật cơ điện tử 300 TOÁN, Lý, Hóa

TOÁN, Lý, Anh

(Toán là Môn thi chính)

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
TT11 Chương trình tiên tiến Cơ điện tử 40
KT12 Cơ khí Kỹ thuật cơ khí 900
Kỹ thuật ô tô
Kỹ thuật hàng không
Kỹ thuật tàu thủy
Công nghệ chế tạo máy
Công nghệ kỹ thuật ô tô
KT13 Nhiệt – Lạnh Kỹ thuật nhiệt 200
KT14 Vật liệu Kỹ thuật vật liệu 200
TT14 Chương trình tiên tiến Khoa học và Kỹ thuật vật liệu 30
KT21 Điện tử – Viễn thông Kỹ thuật điện tử – viễn thông 500
Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông
TT21 Chương trình tiên tiến Điện tử – viễn thông 40
KT22 Công nghệ thông tin Kỹ thuật máy tính 500
Mạng máy tính và truyền dữ liệu
Công nghệ thông tin (CN kỹ thuật)
Công nghệ thông tin (CN công nghệ)
TT22 Chương trình tiên tiến: Công nghệ thông tin Việt-Nhật (tiếng Việt) /Công nghệ thông tin ICT (tiếng Anh) 200
KT23 Toán – Tin Toán-Tin 120
Hệ thống thông tin quản lý
KT24 Điện – Điều khiển và Tự động hóa Kỹ thuật điện 700
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Công nghệ kỹ thuật điện
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
TT24 Chương trình tiên tiến Điều khiển, tự động hóa và hệ thống điện 40
TT25 Kỹ thuật y sinh Chương trình tiên tiến Kỹ thuật y sinh 40
KT31 Hóa – Sinh – Thực phẩm và Môi trường Kỹ thuật sinh học / Công nghệ sinh học 950 TOÁN, Lý, Hóa

TOÁN, Hóa, Sinh

TOÁN, Hóa, Anh

(Toán là Môn thi chính)

Kỹ thuật hóa học
Kỹ thuật thực phẩm
Kỹ thuật môi trường
Hóa học
Công nghệ kỹ thuật hóa học
Công nghệ thực phẩm
KT32 Kỹ thuật in Kỹ thuật in 50
KT41 Dệt-May Kỹ thuật dệt 180 TOÁN, Lý, Hóa

TOÁN, Lý, Anh

(Toán là Môn thi chính)

Công nghệ may
KT42 Sư phạm KT công nghiệp Sư phạm kỹ thuật công nghiệp 50
KT5 Vật lý kỹ thuật và Kỹ thuật hạt nhân Vật lý kỹ thuật 160
Kỹ thuật hạt nhân
KQ1 Kinh tế – Quản lý Kinh tế công nghiệp 140 Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Anh

Toán, Văn, Anh

Quản lý công nghiệp
KQ2 Quản trị kinh doanh 80
KQ3 Kế toán 100
Tài chính-Ngân hàng
TA1 Ngôn ngữ Anh Tiếng Anh KHKT và công nghệ 140 Toán, Văn, ANH

(Anh là Môn thi chính)

TA2 Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế 60

Các chương trình đào tạo quốc tế

Mã xét tuyển Ngành và chương trình đào tạo Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp môn

xét tuyển

QT11 Cơ điện tử – ĐH Nagaoka (Nhật Bản) 80 Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Anh

Toán, Hóa, Anh

(Riêng QT13 bổ sung thêm Toán, Lý, Pháp)

QT12 Điện tử -Viễn thông – ĐH Leibniz Hannover (Đức) 40
QT13 Hệ thống thông tin – ĐH Grenoble (Pháp) 40
QT14 Công nghệ thông tin – ĐH La Trobe (Úc) 60
QT15 Kỹ thuật phần mềm – ĐH Victoria (New Zealand) 60
QT21 Quản trị kinh doanh – ĐH Victoria (New Zealand) 60 Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Anh

Toán, Hóa, Anh

Toán, Văn, Anh

(Riêng QT33 có thể thay tiếng Anh bằng tiếng Pháp trong các tổ hợp xét tuyển)

QT31 Quản trị kinh doanh – ĐH Troy (Hoa Kỳ) 40
QT33 Quản trị kinh doanh – ĐH Pierre Mendes France (Pháp) 40
QT32 Khoa học máy tính – ĐH Troy (Hoa Kỳ) 40
QT41 Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

(Industrial System Engineering)

40
Nhóm trường GX tiếp tục thêm nhiều trường tham gia xét tuyển

12 trường thuộc nhóm GX thống nhất sẽ tiếp tục duy trì việc xét tuyển chung trong đợt tuyển sinh đại học 2017 và đang mời thêm một số trường ĐH để mở rộng quy mô nhóm.

Thông tin nói trên được ông ông Nguyễn Phong Điền, trưởng phòng đào tạo TrườngĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết.

Cũng theo ông Điền, năm nay các trường sẽ công bố đề án tuyển sinh của từng trường như quy định của Bộ chứ không xây dựng đề án chung như năm ngoái vì điều này là không cần thiết. Tuy nhiên, khi xét tuyển thì sẽ xét tuyển theo nhóm.

“Quy chế của Bộ năm nay cũng cho phép các trường xét tuyển theo nhóm nhưng không yêu cầu xây dựng đề án riêng và cần có sự phê duyệt của Bộ” – ông Điền cho biết.

Ông Điền cho hay, năm nay sẽ có nhiều hơn số trường tham gia năm ngoái.

Ông Điền đồng thời cũng cho biết, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với tư cách là chủ trì nhóm GX đã gửi thông tin tới một số trường thuộc địa bàn Hà Nội để đặt vấn đề về việc tham gia nhóm và một số trường cũng đã nhận lời như ĐH Thương Mại.

“Năm ngoái, với 12 trường tham gia xét tuyển chung trong nhóm GX nên tỉ lệ ảo của nhóm trường này thấp hơn nhiều so với các trường ngoài nhóm”- Ông Điền nói.

Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng 2017 mà Bộ GD&ĐT vừa ban hành có nhiều điều chỉnh như: Thí sinh đăng ký xét tuyển cùng với đăng ký dự thi THPT quốc gia và được đăng ký không giới hạn nguyện vọng, số trường nhưng phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và nguyên tắc là chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng cao nhất có thể.

Ông Điền cho rằng, cách thức xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh 2017 hoàn toàn phù hợp với phần mềm xét tuyển của nhóm GX đã sử dụng trong năm 2016.

Các trường tham gia nhóm sẽ tiết kiệm được chi phí và nhân lực trong công tác tuyển sinh, đồng thời có một đội ngũ kỹ thuật của nhóm hỗ trợ, chủ động hơn trong việc xác định danh sách thí sinh trúng tuyển trước khi trình Bộ GDĐT.

Tuy nhiên, nhiều trường đang băn khoăn là với quy định trên thì khả năng lọc thí sinh “ảo” sẽ khó khăn hơn?

“Theo tôi, với kinh nghiệm triển khai của năm trước, việc chuẩn hóa dữ liệu ĐKXT để đưa vào phần mềm xét tuyển sẽ mất nhiều thời gian và công sức đối với từng trường. Nhóm GX đã có một đội ngũ kỹ thuật đủ mạnh để thực hiện chuẩn hóa dữ liệu nguyện vọng ĐKXT vào nhóm GX trong thời gian nhanh nhất”- Ông Điền cho hay.

 Theo TPO