Home Tin tuyển sinh Các trường top trên nhận 15,5 điểm: Có làm thí sinh khổ...

Các trường top trên nhận 15,5 điểm: Có làm thí sinh khổ và trường rối loạn?

0
2746

Nhiều trường ĐH top trên vẫn thông báo nhận hồ sơ xét tuyển từ điểm sàn của Bộ GD&ĐT. Vậy điều này có làm khó thí sinh cũng như các trường top dưới sẽ bị “vợt” hết thí sinh và gây rối loạn trong công tác tuyển sinh như nhiều trường lo lắng?

Các trường top trên nhận hồ sơ chỉ 15,5 điểm: Có làm thí sinh khổ và trường rối loạn?

ĐH Y Hà Nội điểm chuẩn năm ngoái dao động từ 23,15 đến 27 điểm tùy từng ngành. Như vậy, giữa mức điểm nhận hồ sơ năm nay và mức điểm chuẩn năm ngoái của trường chênh nhau nhiều nhất tới 11,5 điểm.

Tuy nhiên, ĐH Y Hà Nội, mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển vào trường là từ điểm sàn của Bộ GD&ĐT tức là 15,5 điểm.

Tương tự, ĐH Luật Hà Nội , nhiều khoa/trường thành viên của ĐH Quốc gia HN, các trường thành viên của ĐH Thái Nguyên,… cũng nhận điểm xét tuyển bằng điểm sàn.

Vậy điều này có làm khó thí sinh cũng như các trường top dưới sẽ bị “vợt” hết thí sinh và gây rối loạn trong công tác tuyển sinh như nhiều lãnh đạo các trường lo lắng?

Khổ hay không khổ thí sinh?

PGS.TS. Bùi Đức Triệu – Trưởng phòng quản lý đào tạo, ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, năm nay, Đại học Kinh tế quốc dân lấy ngưỡng xét tuyển của tất cả 25 mã ngành là 18 điểm, tăng 1 điểm so với năm 2016. Tuy nhiên, PGS Triệu khuyến nghị, mức điểm đăng ký vào trường an toàn nhất là 20.

Tuy nhiên, ông Triệu cho biết khi tư vấn tuyển sinh, căn cứ vào mức điểm chuẩn các năm trước và điểm thi năm nay: “Thí sinh phải đạt từ mức 20 điểm trở lên mới có cơ hội cao vào trường”- ông Triệu nhấn mạnh.

Nhận định về điểm chuẩn năm nay, PGS.TS Bùi Đức Triệu cho rằng, điểm chuẩn vào các ngành sẽ dự kiến cao hơn năm ngoái.

Vậy tại sao trường vẫn lấy điểm sàn xét tuyển vào trường chỉ 18?

PGS.TS Bùi Đức Triệu cho rằng, có hai lí do để nhà trường chọn mức điểm đó.

Thứ nhất, xuất phát từ tính ổn định, không muốn sự xáo trộn, sự đột biến đặc biệt trong đề án tuyển sinh của trường. Ví dụ, ĐH Kinh tế quốc dân năm ngoái lấy điểm sàn xét tuyển vào trường là 17 điểm thì năm nay 18 điểm là bình thường. Việc tăng lên một điểm nhưng phù hợp với tăng chung.

“Các em điểm đó phù hợp với dải điểm của ĐH Kinh tế quốc dân. ĐH Kinh tế có dải điểm rộng, năm ngoái đỗ vào trường các em từ 19,5-25,5 tức khoảng 6 điểm. Để điểm sàn ở 1 mức điểm thì thí sinh sẽ đỡ rắc rối”- PGS Triệu cho biết.

Thứ 2, việc đặt điểm sàn năm nay khác so với những năm năm trước. Nếu mọi năm giới hạn nguyện vọng của các em nên ngưỡng này có tác dụng chung cho đảm bảo chất lượng của cả nước. Năm nay, quy chế mới nguyện vọng không giới hạn, không giới hạn ngành, giới hạn trường và giới hạn số nguyện vọng.

“Như thế, các em dưới sàn 15,5 điểm như ngưỡng của Bộ GD&ĐT đưa ra sẽ có cơ hội khác. Việc các trường đưa ra điểm sàn như vậy nó không ảnh hưởng gì đến các thí sinh cả”- PGS Triệu nhấn mạnh..

Cũng theo PGS Triệu,  nếu như trước đây các em được 18 điểm, các em nộp vào ngành rất cao, “nhìn thấy” trượt rồi thì coi như mất một cơ hội. Còn năm nay,  nếu trượt nguyện vọng 1 thì các em vẫn có cơ hội sau bởi vì các em trượt xuống phía dưới thì các em vẫn được bình đẳng với các nguyện vọng khác.

“Vì thế, ý nghĩa của điểm sàn xét tuyển vào các trường năm nay không có ý nghĩa cao như các năm trước”- PGS Triệu nhấn mạnh.

“Năm ngoái, các trường đặt điểm sàn cao/thấp làm mất quyền lợi của các em chứ như năm nay việc các trường đặt điểm sàn xét tuyển thấp hơn điểm chuẩn nhiều cũng không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của thí sinh”- PGS Triệu nhấn mạnh.

Còn PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM lại có quan điểm khác.

PGS Dũng cho rằng, việc các trường tốp giữa và tốp trên công bố ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển bằng điểm sàn của Bộ GD&ĐT (tức 15,5 điểm) là làm khổ thí sinh, đẩy thí sinh vào thế khó bởi điểm chuẩn trúng tuyển thật sự của các trường này luôn ở mức cao hơn điểm sàn rất nhiều.

GS Trần Hữu Nghị- Hiệu trưởng trường ĐH Dân lập hải phòng cho rằng các trường ở top trên nhận điểm sàn xét tuyển hồ sơ vào trường chỉ nhận bằng điểm sàn của Bộ GD&ĐT có thể gây không ổn định cho các em học sinh cũng như tuyển sinh của các trường.

“Theo tôi, các trường top trên, top khá thì nhận điểm sàn xét tuyển vào trường ở mức cao hơn chứ không không nên nhận từ 15,5 điểm. Nói cách khác, các trường lấy điểm chuẩn đến 25 điểm thì không nên nhận hồ sơ xét tuyển chỉ bằng điểm sàn Bộ công bố”- GS Nghị cho biết.

Không cần thiết để điểm sàn của các trường?

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, PGS.TS. Bùi Đức Triệu – Trưởng phòng quản lý đào tạo, ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, việc năm nay các trường đưa ra mức điểm nộp hồ sơ xét tuyển là không cần thiết.

“Bộ yêu cầu đưa ra mức điểm nộp hồ sơ xét tuyển ( điểm sàn) của trường thì ĐH Kinh tế quốc dân đưa ra thôi còn trường phân tích việc đưa ra điểm sàn của năm nay không có ý nghĩa giống như các năm trước”- PGS Triệu nhấn mạnh.

PGS Triệu cho rằng, mức ngưỡng điểm nộp hồ sơ như các năm trước đưa ra trong trường hợp trường hạn chế nguyện vọng của các em vì nếu các em điểm thấp lại nộp hồ sơ vào trường có điểm chuẩn cao thì mất cơ hội ở trường khác, trong khi các thí sinh bị hạn chế chỉ có 4 nguyện vọng.

PGS cho rằng, việc đăng ký nguyện vọng là quyền của thí sinh. Theo quy chế hiện nay, thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng, lại xét từ cao xuống theo quy tắc đó thì thí sinh đỗ trường nào thì vào trường đó, không ảnh hưởng gì đến thí sinh khác.

“Mọi người vẫn tư duy của cơ chế cũ là mọi năm hạn chế nguyện vọng của thí sinh. Chính vì vậy, các trường đặt ra ngưỡng cao sẽ  giúp các em tránh mất cơ hội từ những trường có điểm chuẩn quá cao để có cơ hội vào trường khác. Năm nay không có quy định đó nữa. Đấy là cái đặc biệt của  tuyển sinh năm nay. Tôi cho rằng, quy chế hiện tại sẽ thuận lợi cho trường và thí sinh. Thí sinh không sợ trượt”-  PGS Triệu nhấn mạnh.

TPO