Những ‘chiêu’ ôn thi hiệu quả

0
4572

Không ôn tập dàn trải, tiết kiệm tối đa cho học sinh để đạt hiệu quả cao nhất, các trường THPT thực hiện phương pháp nước rút với những ‘chiêu’ riêng.

Thời điểm này, các trường THPT đang song song thực hiện hoàn tất chương trình lớp 12 và chính thức bước vào giai đoạn ôn thi nước rút cho học sinh. Theo quy định của Sở GD-ĐT TP.HCM, kế hoạch ôn tập phải dựa trên mặt bằng trình độ chung của học sinh, trong đó tập trung các nội dung trọng điểm, không nên mất thời gian đi sâu vào các câu hỏi vận dụng khó. Và nếu kết hợp thêm mục tiêu, định hướng chọn ngành, chọn nghề, học sinh sẽ có sự chuẩn bị kiến thức tốt nhất cho bản thân.
Ông Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM), cho biết với thời gian không còn nhiều như hiện nay, việc dạy học, ôn tập dàn trải, theo đơn vị bài học của 2 khối lớp sẽ không kịp và không hiệu quả. Do vậy, Ban giám hiệu Trường Lê Quý Đôn đã tiến hành cho giáo viên khối 11 và 12 phối hợp xây dựng đề cương theo chủ đề và ôn tập cho học sinh vào các buổi chiều trong tuần. Đặc biệt, để kịp thời bổ sung những kiến thức còn trống, vào chiều thứ hai và thứ sáu hằng tuần, tùy môn, tùy theo chuyên đề nhà trường tổ chức kiểm tra nhanh học sinh trong thời gian từ 30 – 60 phút.
Nếu thấy “hổng” chỗ nào, giáo viên sẽ “lấp” chỗ trống cho các em vào ngày thứ bảy. Theo ông Thạch, dù là giai đoạn nước rút nhưng ôn theo chuyên đề sẽ tạo cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái cho học sinh chứ không phải theo kiểu ép học trò học theo kiến thức chương, bài.
Còn ông Lê Văn Phước, Hiệu trưởng nhà trường, thông tin: “Với những học sinh thuộc hạng khá, giỏi, các tổ chuyên môn tăng cường cho tập luyện các bài tập trắc nghiệm. Còn học sinh trung bình thì mục tiêu chính là phải vững kiến thức, tập dượt kỹ năng làm câu hỏi trắc nghiệm. Riêng những học sinh dưới trung bình thì ngay từ đầu học kỳ 2 nhà trường đã tổ chức các lớp phụ đạo để dần tạo đà cho các em”.
Ông Lương Văn Định, Hiệu trưởng Trường THPT Trường Chinh (Q.12), cũng cho rằng chưa chắc việc để học sinh “đầu tắt mặt tối” ở trường sẽ đạt hiệu quả. Kỳ thi sát nút là lúc tâm lý các em căng thẳng, việc phân bổ thời lượng học và ôn là điều quan trọng. Từ việc tăng cường số tiết gấp đôi so với chính khóa thì Trường THPT Trường Chinh xếp thời khóa biểu học các buổi sáng và 2 buổi chiều trong tuần. Theo đó, thời gian còn lại dành cho học sinh tự ôn tập tại nhà cho thoải mái, nhẹ nhàng.
Cũng để chạy nước rút, các giáo viên Trường THPT Marie Curie (Q.3) cho biết giai đoạn trước tháng 3, nhà trường thực hiện phương pháp vừa dạy vừa ôn cho học sinh để các em nắm vững kiến thức. Sau khi dạy hết mỗi chương, giáo viên sẽ cho học sinh rèn luyện cách làm bài trắc nghiệm bằng các câu hỏi tổng hợp kiến thức. Đồng thời do đã được làm quen với cách làm bài trắc nghiệm từ lớp 11, nên giáo viên THPT Trường Marie Curie mạnh dạn không giữ phương pháp ôn tập, làm bài tự luận bài bản theo từng bước vì chắc chắn không đủ thời gian giải quyết hết đề bài. Do đó, giáo viên giảm bớt những bài tập hàn lâm, tăng cường bài tập theo dạng giải quyết nhanh để học sinh tập dượt suốt quá trình học tập.

Ông Lương Văn Định, Hiệu trưởng Trường THPT Trường Chinh (Q.12), cũng cho rằng chưa chắc việc để học sinh “đầu tắt mặt tối” ở trường sẽ đạt hiệu quả. Kỳ thi sát nút là lúc tâm lý các em căng thẳng, việc phân bổ thời lượng học và ôn là điều quan trọng. Từ việc tăng cường số tiết gấp đôi so với chính khóa thì Trường THPT Trường Chinh xếp thời khóa biểu học các buổi sáng và 2 buổi chiều trong tuần. Theo đó, thời gian còn lại dành cho học sinh tự ôn tập tại nhà cho thoải mái, nhẹ nhàng.
Cũng để chạy nước rút, các giáo viên Trường THPT Marie Curie (Q.3) cho biết giai đoạn trước tháng 3, nhà trường thực hiện phương pháp vừa dạy vừa ôn cho học sinh để các em nắm vững kiến thức. Sau khi dạy hết mỗi chương, giáo viên sẽ cho học sinh rèn luyện cách làm bài trắc nghiệm bằng các câu hỏi tổng hợp kiến thức. Đồng thời do đã được làm quen với cách làm bài trắc nghiệm từ lớp 11, nên giáo viên THPT Trường Marie Curie mạnh dạn không giữ phương pháp ôn tập, làm bài tự luận bài bản theo từng bước vì chắc chắn không đủ thời gian giải quyết hết đề bài. Do đó, giáo viên giảm bớt những bài tập hàn lâm, tăng cường bài tập theo dạng giải quyết nhanh để học sinh tập dượt suốt quá trình học tập.
Theo thanh nien