Bị gọi lên bảng kiểm tra bài cũ nhưng quên không học, nữ sinh viết 1 dòng chữ kèm theo biểu cảm khiến ai nấy ôm bụng cười

0
1906

Nữ sinh bị gọi lên bảng kiểm tra miệng có màn “chữa cháy” khiến cộng đồng mạng không thể nhịn cười.

Kiểm tra bài cũ là hoạt động thường xuyên của lớp học được các thầy cô thực hiện nhằm đánh giá lại mức độ hiểu bài và ghi nhớ kiến thức của các bạn học sinh. Tuy nhiên đa phần hội “nhất quỷ nhì ma” đều sợ hãi việc này vì nhiều lý do khác nhau. Mỗi khi thầy cô kiểm tra bài, phía dưới lớp là những cảnh “kẻ khóc người cười”, ai không bị gọi tên thì thở phào nhẹ nhõm, đứa “xấu số” thì chỉ biết cam chịu số phận hoặc tuyệt vọng tìm cách thoát thân.

Bạn nữ sinh sau đây rơi vào hoàn cảnh “tiến thoái lưỡng nan” như vậy. Hôm qua quên học bài nhưng nào ngờ sáng ra đã bị “réo” tên lên bảng, nữ sinh chỉ bèn nghĩ ra màn “chữa cháy” mong thầy cô có thể cảm thông. Cụ thể, vì không trả lời được bài tập thầy cô đưa ra, cô bạn đành viết dòng chữ “Em xin lỗi nhưng em chưa học bài” lên bảng kèm theo đó là nụ cười tươi rói không hề “giả trân”.

Bị gọi lên bảng kiểm tra bài cũ nhưng quên không học, nữ sinh viết 1 dòng chữ kèm theo biểu cảm khiến ai nấy ôm bụng cười - Ảnh 1.

Biểu cảm hài hước của cô bạn

Biểu cảm gương mặt tếu táo của cô bạn khiến nhiều người không khỏi phì cười. Không ít cư dân mạng để lại bình luận hài hước: “Kinh nghiệm lên bảng, chỉ cười thôi, về chỗ đi để thầy làm nốt. Cười có tươi thì vẫn bị vào sổ đầu bài nhé em. Thấy bóng dáng của tôi trong đó…”.

Dẫu vậy, kết cục dành cho những bạn chưa học bài vẫn là “ăn no trứng ngỗng”. Cho nên, các bạn học sinh phải chủ động sắp xếp thời gian học tập và ôn luyện hợp lý. Bài học hôm nào các bạn ôn lại ngay trong hôm đó, tránh cảnh “nước đến chân mới nhảy”. Thói quen chủ động giúp bạn hạn chế được phần nào những lần quên học bài, chưa biết chừng kiểm tra bài cũ lại trở thành cơ hội để lấy điểm cao đấy chứ.

Dưới đây là những mẹo giúp học sinh học bài cũ hiệu quả, nhớ nhanh:

1. Chọn không gian học hợp lý

Để có được một phương pháp học thuộc hiểu quả thì yếu tố quan trọng đầu tiên chính là không gian. Bạn sẽ tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng nếu như được học tập và làm việc trong không gian mà bạn yêu thích. Khi đó tất cả sự tập trung của bạn được dồn vào trong bài học thuộc vì không gian đã đáp ứng được yêu cầu.

Bạn sẽ không có một cảm giác buồn ngủ khi phải học và dung nạp vào trí nhớ nhiều kiến thức. Bởi chính không gian giúp bạn quên đi điều đó. Nếu có mệt mỏi thì bạn hãy dành thời gian 5 phút để hít thở sâu và nghỉ ngơi. Sau đó lại tiếp tục học thuộc. Hãy dành chỉ 5 phút thôi. Bởi đây là thời gian lý tưởng, không quá dài hay quá ngắn bởi nó sẽ ảnh hưởng tới yếu tố học thuộc của chính bạn. Cách học thuộc bài nhanh nhất chính là dựa vào không gian.

2. Chia nhỏ thời gian học, học nhiều lần

Đừng cố dồn ép mình khi bản thân mình không muốn. Học thuộc cần tới cả một quá trình kiểu như “mưa dầm thấm lâu”. Kết quả sẽ không được như mong đợi nếu như bạn cứ dồn em mình học nhiều vào một lúc. Lượng kiến thức sẽ bị chèn ép nhau và khiến bạn càng mau quên mà thôi. Điều này nó làm phản tác dụng của chính bạn.

Bị gọi lên bảng kiểm tra bài cũ nhưng quên không học, nữ sinh viết 1 dòng chữ kèm theo biểu cảm khiến ai nấy ôm bụng cười - Ảnh 2.

Chia nhỏ thời gian học, học nhiều lần giúp việc học hiệu quả hơn

Hãy chia nhỏ 10 phút một lần. Hãy tập trung cao độ trong khoảng thời gian ấy. Sau đó chúng ta nghỉ, nhẹ nhàng nhớ lại kiến thức vừa học thuộc được. Điều này giúp cho bộ não của của bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi và cũng như là nhớ lại lượng kiến thức vừa học được. Giống như việc chúng ta “sạc pin” thêm cho não để não được tổng hợp protein.

3. Lọc các ý chính

Cách học thuộc bài nhanh đó là trước khi học thuộc bạn cần lọc ra được các ý chính cho mình. Hãy xem xem vấn đề bạn cần học thuộc ở đây là gì. Bạn cần gạch ra những ý chính. Nắm bắt được ý chính của từng bài. Từ đó chúng ta sẽ vẽ ra các nhánh, các cành. Điều này giúp bạn mường tượng được việc học một cách dễ hơn. Nó giúp chúng ta nhớ được kiến thức sâu hơn.

Nếu bạn cứ trải dài kiến thức, học hết từ trang này qua trang khác thì nhiều khi sẽ bị rối loạn. Bạn có thể dùng bút màu, tô đậm những dòng ý chính đó. Khi mở học thuộc lại, ý chính bôi màu sẽ nhìn thấy đầu tiên giúp bạn nhớ được lâu, hiệu ứng mắt này tạo cảm giác hứng khởi cho việc học.

4. Tôn trọng trạng thái cảm xúc của bạn

Việc tôn trọng cảm xúc giống như việc lựa chọn một không gian. Nếu không gian tốt cũng như cảm xúc thư thái đồng nghĩa với việc bạn dễ dàng học thuộc được nhanh chóng. Khi não bạn được thư giãn, nó sẽ giống như miếng bọt xốp và đương nhiên sẽ tiếp thu thông tin tốt mà không cần gắng sức.

Bị gọi lên bảng kiểm tra bài cũ nhưng quên không học, nữ sinh viết 1 dòng chữ kèm theo biểu cảm khiến ai nấy ôm bụng cười - Ảnh 3.

Tôn trọng trạng thái cảm xúc của bạn

Ngược lại nếu như não quá căng thẳng thì việc dung nạp kiến thức của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Hãy học thuộc chỉ khi nào bạn cảm thấy mình thoải mái nhất mà thôi.

5. Ôn lại bài hằng ngày

Ôn lại bài trong ngày là những tuyệt chiêu vô cùng quan trọng. Giống như đã nói ở trên nếu như học nhiều quá chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, thay vì việc học dồn thì hãy để việc làm này được chia nhỏ và diễn ra mỗi ngày. Hàng ngày bạn hãy học một ít. Rồi sau đó ôn lại những kiến thức đã học.

Theo Báo Pháp luật và bạn đọc