3 lỗi ngữ pháp thường gặp trong bài thi Tiếng Anh THPT Quốc Gia

0
5662

Dưới đây là một số lỗi sai mà thí sinh thường gặp trong bài thi ngữ pháo thi THPT Quốc Gia môn Tiếng Anh các sĩ tử cần chú ý để tránh mất điểm trong bài thi.

Với thời gian làm bài 60 phút cho 50 câu hỏi trắc nghiệm, như vậy với mỗi câu hỏi các em chỉ có khoảng hơn 1 phút để đọc đề, suy nghĩ và tìm đáp án chính xác. Vì thế nếu không bình tĩnh để đọc kỹ đề, thí sinh sẽ dễ mắc phải các bẫy đề thi.

Vì thế các em cần chú ý một số thông tin dưới đây để tránh bị mắc bẫy trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới:

Chuyên đề so sánh

Dạng so sánh đa bội:

VD1: My house is …………………..hers.

  1. As big as twice
  2. As two times bigs as
  3. Twice as big as
  4. As twice big as

Câu hỏi này mới nhìn có vẻ đơn giản, thế nhưng trên thực tế nhiều học sinh bị lúng túng khi gặp dạng bài này, cụ thể các em không biết đặt Twice và Big như thế nào để thích hợp với cụm as… as

Thực tế, nếu chú ý các em sẽ nhận ra đây là dạng câu so sánh đa bội, vì thế các em có thể đối chiếu theo công thức như sau:

S + V + Số lần (twice, half,…) + as + much/ many/ Adj/ Adv + (Noun) + as + Noun/ Pronoun.

Đồng thời khi biết được có số lần so sánh, thì những câu hỏi dạng so sánh hơn sẽ bị loại khỏi đáp án.

Dạng bài so sánh kép:

Đây là dạng bài mà nhiều học sinh thường bị nhầm lẫn bởi chưa nắm được những cấu trúc cơ bản của dạng so sánh này.

So sánh kép là dạng so sánh càng…. càng…. thế nên 2 vế của câu so sánh phải ở dạng so sánh hơn

Cụ thể cấu trúc của dạng so sánh này đó là:

The + Hình thức so sánh hơn + S + V, The + Hình thức so sánh hơn + S + V.

Ngoài ra, hình thức so sánh còn phụ thuộc vào tính từ xuất hiện của câu là tính từ dài hay tính từ ngắn. Tùy từng trường hợp sẽ có cấu tạo khác nhau, cụ thể là:

Hình thức so sánh hơn với tính từ ngắn sẽ có dạng: Adj + er.

Hình thức so sánh hơn với tính từ dài sẽ có dạng: more + Adj

Ví dụ 1: ……….you study for this exam, ………………you will do.

  1. The more/the much
  2. The more hard/the more good
  3. The hardest/the best
  4. The harder/the better

Hard là tính từ ngắn nên so sánh hơn có dạng: harder

Good so sánh hơn có dạng: better.

Như vậy đáp án đúng sẽ là D.

Chuyên đề câu tường thuật

Câu tường thuật thường khiến nhiều học sinh lo lắng bởi đây là câu có khối lượng kiến thức tương đối dài, đòi hỏi phải ghi nhớ nhiều cấu trúc khi chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp. Song hầu hết các bạn đều mặc định phải lùi một thì trước khi chuyển sang câu gián tiếp.

Ví dụ 1:She says that she …………the regulations of the class.

  1. is knowing
  2. knew
  3. knows
  4. had known

Chắc chắn ở ví dụ trên nhiều bạn sẽ chọn phương án B, tuy nhiên đáp án chính xác lại là đáp án C.

Các bạn cần lưu ý đó là khi động từ tường thuật nằm ở thì hiện tại, hiện tại tiếp diễn hay hiện tại hoàn thành hay ở dạng tương lai đơn thì tuyệt đối không đổi thì ở câu gián tiếp.

Chuyên đề câu bị động

Bị động kép

Ví dụ 1: He is believed to work for the company in the 1980s.

(A) (B) (C) (D)

Thoạt nhìn nhiều học sinh khó có thể phát hiện được lỗi sai ở câu này, thế nhưng nếu để ý lại về công thức của bị động kép, sẽ có cấu trúc như sau:

Chủ động: S1 + say/ believe/ know/ think… + (that) + S2 + V2 +…

Bị động:

  • Cách viết 1: It + is + said/ believed/ known/ thought… + that + S2 + V2+…
  • Cách viết 2:
  • S2 + be (tobe chia theo V1) + said/ believed/ known/ thought…+ to Vinf (động từ nguyên thể của V2)+…
  • S2 + be (tobe chia theo V1) + said/ believed/ known/ thought…+ to have Vpp (Vpp lấy của V2) +…

Trong trường hợp cách thứ 2, sẽ có hai tình huống xảy ra đó là:

Trường hợp dùng “to Vinf” khi động từ V1 và V2 cùng thì.

Trường hợp dùng “to have Vpp” khi động từ V2 trước thì so với V1.

Xét lại ví dụ có thể thấy do mốc thời gian là 1980 nên động từ work trong câu chủ động được chia ở thì quá khứ đơn, nên khi viết lại sang câu bị động sẽ có dạng “to have worked”

Câu chủ động: People/They believe that he worked for that company in the 1980s.

Câu bị động: He is believed to have worked for the company in the 1980s